Từ ngày 01/1/2023 sẽ chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy theo quy định tại Luật Cư trú năm 2020. Vậy người dân cần lưu ý và chuẩn bị các giấy tờ thay thế như nào để quá trình thực hiện các thủ tục hành chính có sử dụng sổ hộ khẩu được thuận lợi và nhanh chóng.
Từ ngày 01/1/2023 sẽ chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy theo quy định tại Luật Cư trú năm 2020. Vậy người dân cần lưu ý và chuẩn bị các giấy tờ thay thế như nào để quá trình thực hiện các thủ tục hành chính có sử dụng sổ hộ khẩu được thuận lợi và nhanh chóng.
Luật cư trú (sửa đổi) gồm 7 chương, 38 điều sẽ có hiệu lực từ 1-7-2021. Đáng chú ý tại khoản 3, điều 38, luật quy định kể từ ngày có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31-12-2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thì Luật Cư trú (sửa đổi) sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng Sổ Hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là Sổ Hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Bên cạnh đó, cũng bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú
Đặc biệt, sẽ bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các thủ tục hành chính có nội dung liên quan đến Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú như: Tách Sổ Hộ khẩu; cấp đổi Sổ Hộ khẩu; cấp lại Sổ Hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong Sổ Hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú; hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi Sổ Tạm trú; cấp lại Sổ Tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong Sổ Tạm trú; gia hạn tạm trú; hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật… tạo điều kiện tối đa cho người dân.
Theo đó, Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin địa chỉ thường trú, tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú, tạm trú (không cấp Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú giấy).
Kết luận: Hộ khẩu là một trong những phương thức quản lý dân cư của nhà nước. Trước giờ đều được thực hiện bằng cách thông qua sổ hộ khẩu giấy. Đến năm 2021, Luật Cư trú mới có hiệu lực thi hành, khi đó sẽ chuyển đổi sang phương thức quản lý bằng phần mềm, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý dễ dàng truy cập và trích xuất thông tin khi có yêu cầu. Việc chuyển đổi này là một bước tiến quan trọng, giúp cho nền tư pháp nước nhà cải tiến và sử dụng thuận lợi hơn.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cung cấp thông tin cho báo chí.
Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc QRCode (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QRCode trên thẻ CCCD. Các thông tin gồm: Số CCCD; số CMND 9 số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp CCCD.
Tại khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014 quy định, CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.
Các thông tin trên mặt thẻ CCCD gồm: Ảnh; Số thẻ CCCD (số định danh cá nhân); Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn; Đặc điểm nhân dạng; Vân tay; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.
Tại Họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an năm 2022; phương hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2023, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có hiện tượng người tâm thần, người đã hết thời hạn thi hành án phạt tù có khó khăn trong việc làm Căn cước công dân gắn chíp, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết, hiện nay, lực lượng Công an đã làm được 76 triệu Căn cước công dân gắn chíp điện tử, số còn lại chưa làm được rất ít.
Lực lượng Công an có rất nhiều cách làm hay như đưa xe đến tận nhà đón người già yếu đến trụ sở để làm Căn cước công dân; đến tận giường người ốm đau, bệnh tật, người bị khuyết tật để làm Căn cước công dân cho họ.
"Chúng tôi mong muốn người dân ủng hộ chúng tôi đẩy nhanh tiến độ làm Căn cước công dân theo đúng kế hoạch. Chúng tôi rất vui để làm Căn cước công dân cho bất cứ người dân nào chưa được làm. Chúng tôi mong muốn và sẵn sàng làm Căn cước công dân cho họ nếu đủ điều kiện. Ví dụ người tâm thần thì phải có người giám hộ", Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng khẳng định.
Nhằm đảm bảo cho người dân vẫn có thể thực hiện các TTHC cần có các có thể phương thức thông tin công dân khác thay cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Dưới đây là các phương thức thay thế cho sổ hộ khẩu sổ tạm trú người dân có thể thực hiện.
(1) Sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp
Thẻ căn cước công dân gắn chip được tích hợp rất nhiều các thông tin khác nhau như: thông tin cư trú, thông tin hộ khẩu, thông tin thẻ bảo hiểm y tế, thông tin bằng lái xe… thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú thay thế cho sổ hộ khẩu.
Các thông tin trên mặt thẻ CCCD, gồm:
Số thẻ CCCD (số định danh cá nhân);
Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú;
Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.
Khi làm TTHC công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.
(2) Sử dụng thiết bị đọc mã QR Code hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ CCCD gắn chíp
Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc QR Code (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QR Code trên thẻ CCCD.
Ngoài ra, công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chip trên thẻ CCCD phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Thiết bị này do Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất.
Hiện nay, các thiết bị trên đã được trang bị tại công an cấp huyện và đang sử dụng phục vụ cho việc xác minh, tra cứu thông tin của công dân.
(3) Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến khi bỏ hộ khẩu giấy từ 1/1/2023
Thay thế cho việc sử dụng sổ hộ khẩu người dân có thể tra cứu và khai thác thông tin trực tuyến thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự người dân có thể tra cứu bằng cách:
Tra cứu thông tin cư trú cá nhân trực tuyến
Bước 1: Truy cập Cổng DVC dân cư quốc gia: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Bước 2: Đăng nhập tài khoản cá nhân (sử dụng tài khoản Cổng DVC quốc gia), xác thực bằng cách nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.
Bước 3: Thực hiện truy cập vào chức năng "Thông tin công dân" và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn "Tìm kiếm".
Bước 4: Hệ thống hiển thị thông tin cơ bản của công dân.
Như vậy, các thông tin được xác nhận qua cổng dịch vụ công hoàn toàn đầy đủ và khớp với các thông tin trên thẻ CCCD có thể sử dụng phương thức tra cứu ngày thay thế cho sổ hộ khẩu khi làm thủ tục hành chính.
Để sử dụng ứng dụng VNeID người dân cần cài đặt ứng dụng trên thiết bị điện thoại/ ipad thông minh và đăng ký tài khoản cá nhân. Khi người dân làm TTHC, giao dịch dân sự có thể sử dụng các thông tin được tra cứu từ ứng dụng VNeID (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ). Cụ thể thực hiện như sau:
Bước 1: Công dân đến cơ quan công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VNeID.
Bước 2: Sau khi được kích hoạt, tài khoản định danh điện tử đã có hiệu lực và người dân có thể sử dụng để tra cứu thông tin hoặc thực hiện các TTHC.
Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:
- Công dân thực hiện đăng nhập một lần trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (liên thông với cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
- Sử dụng các thông tin hiển thị trên VNeID: Công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VNeID trên thiết bị di động. Các thông tin CCCD, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng để phục vụ giải quyết TTHC và các giao dịch của người dân.
- Các doanh nghiệp, tổ chức kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an để sử dụng xác thực điện tử tài khoản định danh điện tử của người dân.
Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về cách tra cứu sổ hộ khẩu điện tử, bạn có thể xem tại bài viết Hướng dẫn cách tra cứu sổ hộ khẩu điện tử.
(5) Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú
Giấy xác nhận thông tin về cư trú được ban hành kèm theo Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an. Giấy do cơ quan đăng ký cư trú cấp và có thể sử dụng giấy này để bổ sung hồ sơ làm các TTHC trong trường hợp không có thẻ CCCD gắn chip.
Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú để tra cứu trực tuyến
Lưu ý: Người dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước (không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân) để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết (Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú).
- Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân.
Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp và có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 19, Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.
(6) Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Người dân có thể sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại Thông tư số 59/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an để tra cứu, xác nhận thông tin khi làm TTHC.
Đối với người dân chưa được cấp CCCD, hiện Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để người dân sử dụng giải quyết các TTHC, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân, tạo điều kiện thuận lợi khi làm TTHC.
Như vậy, bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 1/1/2023 là thông tin quan trọng mà người dân cần nắm được. Người dân có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip thay thế cho sổ hộ khẩu khi làm thủ tục hành chính. Trường hợp chưa được cấp thẻ CCCD điện tử có thể tra cứu thông tin cư trú trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú hoặc App VNeID… rất nhanh và thuận tiện.
Mong rằng những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH trong bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
Ngày 21/12, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Nghị định số 104/2022/NĐ-CP bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, chủ yếu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là các lĩnh vực như: tạo việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi…
Cụ thể, tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP, Chính phủ sửa đổi các nghị định sau đây:
- Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế
- Nghị định số 116/2016/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
- Nghị định số 105/2020/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục mầm non
- Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
- Nghị định số 168/2016/NĐ-CP về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
- Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi Luật này
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
- Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi
Thay vào đó, khi thực hiện các thủ tục trên, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ: Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nghị định cũng bãi bỏ, thay thế một số cụm từ liên quan tới quy định về sổ hộ khẩu tại các nghị định liên quan tới một số lĩnh vực cụ thể như: điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; hộ tịch, người có công, bảo trợ xã hội…
Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nghị định nêu rõ, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong bốn phương thức sau đây.
Thứ nhất, tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Thứ hai, tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNelD.
Thứ ba, sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân gắn chíp.
Thứ tư, các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trong trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu trên, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao, hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú. Yêu cầu này được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Các quy định trong văn bản này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.
Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Hệ thống này xuống một phần từ các hệ thống đăng ký hộ gia đình Trung Quốc thời cổ đại. Hệ thống đăng ký hộ khẩu cũng có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý công dân tại các quốc gia Đông Á láng giềng như hệ thống hành chính công của Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam. Tại nhiều nước khác, Chính phủ cũng có các loại giấy tờ xác định nơi cư trú của công dân (mục đích tương tự như hộ khẩu, chỉ khác về tên gọi), như Hoa Kỳ quản lý công dân qua các “mã số công dân”, các nước EU thì đã thống nhất sử dụng “hộ chiếu EU” là sự hợp nhất bốn loại giấy tờ: hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu theo cách gọi ở Việt Nam.
Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…
Hộ khẩu tiếng Anh là: Household
Sổ hộ khẩu dịch sang tiếng Anh có ít nhất 5 cách dịch được liệt kê sau đây:
Ví dụ về sổ hộ khẩu trong tiếng Anh:
– He said that he found this information in household book.
Ông ta nói rằng ông ta đã tìm thấy thông tin này trong sổ hộ khẩu.
– Did you receive your household registration book?
Bạn đã nhận được sổ hộ khẩu chưa?
– Please be sure, as I still have to submit my household registration book by Monday.
Xin hãy chắc chắn, vì tôi còn phải nộp cuốn sổ hộ khẩu vào thứ Hai
Mẫu sổ hộ khẩu dịch sang tiếng anh