Chỉ số sản xuất công nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại so với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.
Chỉ số sản xuất công nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại so với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.
Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán làm đẹp báo cáo để có EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác của chỉ số này. Tốt hơn là không nên dựa vào một thước đo duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích và các chỉ số khác để nâng cao độ chính xác.
Một khía cạnh rất quan trọng của EPS là Net Income – tức là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng. Hai doanh nghiệp cùng tỷ lệ EPS nhưng nếu một trong hai bên có ít cổ phần đang lưu hành hơn thì doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như mọi yếu tố đều cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Một số liệu có thể được sử dụng để xác định các công ty hiệu quả hơn là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Mặc dù EPS được sử dụng rộng rãi như một cách để theo dõi hiệu suất của công ty, nhưng các cổ đông không được tiếp cận trực tiếp với những khoản lợi nhuận đó. Một phần thu nhập có thể được phân phối dưới dạng cổ tức, nhưng toàn bộ hoặc một phần EPS có thể được công ty giữ lại. Các cổ đông, thông qua đại diện của họ trong hội đồng quản trị , sẽ phải thay đổi phần EPS được phân phối thông qua cổ tức để tiếp cận nhiều hơn những khoản lợi nhuận đó.
Việc so sánh tỷ lệ P/E trong một nhóm ngành có thể hữu ích, mặc dù theo những cách không ngờ tới. Mặc dù có vẻ như một cổ phiếu có giá cao hơn so với EPS khi so sánh với các công ty cùng ngành có thể được “định giá quá cao”, nhưng thực tế lại ngược lại.
Bất kể EPS lịch sử của nó là bao nhiêu, các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một cổ phiếu nếu dự kiến cổ phiếu đó sẽ tăng trưởng hoặc vượt trội so với các cổ phiếu cùng loại. Trong thị trường tăng giá , thông thường các cổ phiếu có tỷ lệ P/E cao nhất trong một chỉ số chứng khoán sẽ vượt trội hơn mức trung bình của các cổ phiếu khác trong chỉ số.
Mặc dù, chỉ số EPS là một trong những chỉ số phân tích được sử dụng phổ biến khi đánh giá cổ phiếu trên thị trường. EPS trong một vài trường hợp vẫn có một số hạn chế cần lưu ý như sau:
Cần kết hợp đánh giá, phân tích với các chỉ số tài chính khác. Một doanh nghiệp có EPS tăng ổn định trong vòng nhiêu năm thì được đánh giá là một doanh nghiệp có nền tảng tốt. Tuy nhiên, không nên chỉ căn cứ vào EPS làm một thước đo tài chính duy nhất (vì EPS không tính đến mọi yếu tố như dòng tiền, khả năng thanh toán hoặc nợ phải trả của công ty), nên tham khảo kết hợp các chỉ số khác để đánh giá mức độ tài chính và tiềm năng của công ty. Trong đó, nổi bật nhất là các chỉ số như P/E (tỷ lệ giá theo thu nhập), ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu), tỷ số thanh toán bằng tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh.
Xem xét trong ngành. Chỉ số EPS phải xem xét kết hợp với ngành và các yếu tố liên quan đến ngành để đánh giá khả năng tăng trưởng và tiềm năng của doanh nghiệp. Vì mỗi ngành có các yếu tố khách quan và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong ngành đó.
Yếu tố thời gian. Khi so sánh chỉ số EPS của các doanh nghiệp khác nhau, cần phải xem xét thời gian và chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì chỉ số EPS có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thị trường, chính sách, v.v…
Yếu tố cơ cấu vốn. Chỉ số EPS phụ thuộc vào việc cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, EPS sẽ bị giảm dù lợi nhuận không thay đổi. Chỉ số EPS có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng giảm vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mua lại cổ phiếu, đồng thời giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành thì EPS sẽ tăng lên mà không cần đạt được lợi nhuận cao hơn.
Trong nhiều trường hợp chỉ số EPS vẫn bộc lộ một vài điểm hạn chế gây khó khăn khi đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
Chỉ số EPS chỉ phản ánh giá trị tuyệt đối của lợi nhuận trên mỗi cổ phần, không phản ánh đầy đủ chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như chất lượng báo cáo tài chính. Chỉ số EPS có thể dễ dàng bị “bóp méo” bởi báo cáo thiếu trung thực của doanh nghiệp, ví dụ như EPS tăng mạnh nhưng lại đến từ hoạt động kinh doanh không cốt lõi (như lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất đến từ việc bán đi lô đất) hay đến từ hoạt động kinh doanh không còn tiếp diễn (thu lợi nhuận từ thanh lý tài sản của một mảng kinh doanh). Những khoản thu nhập bất thường mà không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi có thể khiến EPS tăng mạnh nhưng lại không bền vững trong tương lai.
EPS sẽ giảm nếu doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ESOP (cổ phiếu thưởng) hoặc cổ phiếu phổ thông, điều này sẽ làm cho mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu sẽ suy giảm. Nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro khi mua phải những cổ phiếu của các doanh nghiệp có lợi nhuận không đến từ việc tăng số lượng các khoản thu và hàng tồn kho.
Do lợi nhuận lũy kế có thể âm nên khi kết hợp EPS để tính P/E sẽ không còn ý nghĩa. Vì thế, để tránh những rủi ro, doanh nghiệp cần sử dụng một phương án khác để đánh giá mức lợi nhuận của mình.
Chỉ số EPS được phân chia thành 2 loại là EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS).
EPS cơ bản: Là lợi nhuận được tính trên mỗi cổ phiếu thường. Công thức tính EPS cơ bản như tính EPS thông thường mà chúng tôi sẽ đề cập ở dưới.
EPS pha loãng: Khi công ty phát hành các loại trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hay ESOP, để hạn chế sự rủi ro và pha loãng lợi nhuận của một cổ phiếu. Loại EPS pha loãng được đánh giá là đưa ra tính chính xác cao hơn vì nó đo lường, phản ánh sự thay đổi lượng cổ phiếu qua các sự kiện, biến cố.
EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)
Thực tế, để khái quát biến động của thị trường và đo lường lợi tức của mỗi cổ phiếu sau thuế, các doanh nghiệp cần đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh dựa trên cả 2 loại chỉ số trên.
Cách tính chỉ số EPS trong chứng khoán được áp dụng theo công thức sau:
EPS = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành
Ví dụ: Công ty A có lợi nhuận sau thuế trong 4 quý gần nhất đạt 1621 tỷ đồng, ngoài ra trong kỳ, công ty A có sử dụng 300 tỷ để trả cổ tức ưu đãi. và khối lượng cổ phiếu bình quân trong kỳ tăng giảm như dưới đây:
Khối lượng cổ phiếu đầu kỳ (ngày 1/1/2023) là 500,000,000
Khối lượng cổ phiếu tăng giảm trong kỳ được tính như sau:
Ngày 1/7/2023: Phát hành thêm số lượng 100,000,000 cổ phiếu
Ngày 1/9/2023: Mua lại số lượng 10,000,000 cổ phiếu quỹ
Ngày 1/10/2023: Doanh nghiệp trả cổ tức năm 2020 bằng 50,000,000 cổ phiếu (tỷ lệ tăng thêm là 10%)
Như vậy khối lượng cổ phiếu bình quân cuối kỳ là:
= 500,000,000+100,000,000 × 6/12 -10,000,000 × 4/12+ 50,000,000 × 3/12 = 559,166,666.7
Như vậy, chỉ số EPS của công ty A được tính là: EPS = (1,621,000,000,000 – 300,000,000,000) / 559,166,666.7 = 2362.44
Chỉ số EPS được xem tốt là phải có tính ổn định và tăng dần qua các năm, đồng thời cần so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Trường hợp nếu chỉ số EPS của doanh nghiệp tăng nhanh hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành thì được coi là tốt, doanh nghiệp vượt trội so với các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên chỉ số EPS không thể đánh giá hoàn toàn được hiện quả của doanh nghiệp, mà cần phải kết hợp cùng với các chỉ số tài chính khác: P/E, ROE, ROA,… để đánh giá chính xác tình hình tài chính và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Vì thế cần xem xét tổng quát và có sự kết hợp giữa các chỉ số tài chính để đánh giá toàn diện được tình hình tài chính và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, thay vì chỉ dựa vào mỗi chỉ số EPS hoặc một chỉ số khác.