Chiều 24/6, ông Tô Văn Hòa, Phó hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ GD&ĐT, đối tượng học lên tiến sĩ gồm cử nhân, thạc sĩ. Trong đó, cử nhân phải tốt nghiệp loại giỏi trở lên thì được học thẳng lên tiến sĩ.
Chiều 24/6, ông Tô Văn Hòa, Phó hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ GD&ĐT, đối tượng học lên tiến sĩ gồm cử nhân, thạc sĩ. Trong đó, cử nhân phải tốt nghiệp loại giỏi trở lên thì được học thẳng lên tiến sĩ.
Trường đại học Luật Hà Nội khẳng định tổng thời gian đào tạo tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) đến khi có quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ là 2 năm 3 tháng, đáp ứng và tuân thủ quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và quyết định của nhà trường.
Theo Trường đại học Luật Hà Nội, học viên Vương Tấn Việt sinh năm 1959, trước khi dự tuyển nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh năm 2001 tại Trường đại học Ngoại ngữ (nay là Trường đại học Hà Nội); tốt nghiệp đại học ngành luật năm 2019 tại Trường đại học Luật Hà Nội (văn bằng thứ 2, hệ vừa làm vừa học).
Thông tin liên quan đến quá trình đào tạo tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang, Trường đại học Luật Hà Nội dẫn ra hàng loạt cơ sở pháp lý đã được nhà trường áp dụng: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (năm 2018); quyết định 1981 QĐ-TTg ngày 18-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ; thông tư 08/2017/TT-BGDĐT; quyết định số 261/QĐ-ĐHLHN của Trường đại học Luật Hà Nội.
"Áp dụng với trường hợp của học viên Vương Tấn Việt đủ điều kiện được dự tuyển chương trình đào tạo tiến sĩ của Trường đại học Luật Hà Nội. Học viên Vương Tấn Việt tốt nghiệp cử nhân luật xếp loại giỏi theo quyết định ngày 15-1-2019.
Học viên Vương Tấn Việt có đủ điều kiện học thẳng lên tiến sĩ: có bằng tốt nghiệp đại học ngành luật loại giỏi; là tác giả 1 bài báo khoa học in trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện năm 2017; có năng lực ngoại ngữ: bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh; thí sinh đã trúng tuyển ngày 26-11-2019; được công nhận nghiên cứu sinh ngành luật hiến pháp - hành chính, ngày 26-12-2019", nhà trường khẳng định.
Về tiến trình đào tạo, áp dụng với trường hợp này, nhà trường cho hay từ tháng 12-2019 đến tháng 6-2021, nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt đã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ - gồm 43 tín chỉ các học phần thuộc ngành/chuyên ngành trên tổng số 60 tín chỉ (được miễn luận văn 12 tín chỉ và ngoại ngữ 5 tín chỉ theo quy định của thông tư 08/2017).
Từ năm 2020 đến năm 2021, nghiên cứu sinh đã hoàn thành 7 học phần của chương trình đào tạo tiến sĩ. Đánh giá chuyên đề tiến sĩ và bảo vệ luận án tiến sĩ theo các quy định, nghiên cứu sinh đã hoàn thành các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ.
Đã công bố 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện; được tập thể hoặc người hướng dẫn nghiên cứu sinh đồng ý cho đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn; đã hoàn thành bảo vệ chuyên đề tổng quan, 3 chuyên đề luận án.
Ngày 15-6-2021, đã hoàn thành góp ý luận án tiến sĩ ở bộ môn; ngày 26-9-2021, đã bảo vệ cấp đơn vị chuyên môn (cấp cơ sở); ngày 3-10-2021, nghiên cứu sinh làm đơn xin bảo vệ luận án cấp trường; ngày 3-12-2021, nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp trường ngày 1-11-2021.
Về thời gian đào tạo tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang, theo Trường đại học Luật Hà Nội, nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo. Luận án của nghiên cứu sinh được đơn vị chuyên môn đề nghị được đánh giá ở hội đồng đánh giá luận án cấp trường; luận án của nghiên cứu sinh được các phản biện độc lập tán thành.
Ngày 3-10-2021, nghiên cứu sinh có đơn xin rút ngắn thời gian đào tạo. Đơn đề nghị được bảo vệ luận án cấp trường và được nhà trường đồng ý (theo quy định của thông tư 08/2017 và quyết định 261/QĐ-ĐHLHN - không quy định cụ thể thời gian đào tạo được rút ngắn tối thiểu và tối đa).
Ngày 1-11-2021, trường ban hành quyết định về thành lập hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường cho nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt.
Ngày 9-12-2021, nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án cấp trường; ngày 17-3-2022, nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ.
"Như thông tin ở trên, tổng thời gian đào tạo của học viên Vương Tấn Việt kể từ khi được công nhận nghiên cứu sinh (tháng 12-2019) đến khi có quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ (tháng 3-2022) là 2 năm 3 tháng là đáp ứng và tuân thủ quy chế đào tạo tiến sĩ của thông tư 08/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quyết định 261/QĐ-ĐHLHN của Trường đại học Luật Hà Nội", nhà trường khẳng định.
- Năm 2017, ông trúng tuyển văn bằng 2 khóa 1 trình độ đại học luật, hình thức vừa làm vừa học của Trường đại học Luật Hà Nội mở tại Trường cao đẳng Bách Việt, TP.HCM.
- Ngày 15-1-2019, ông được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân ngành luật văn bằng thứ 2, hệ vừa làm vừa học của Trường đại học Luật Hà Nội, xếp hạng tốt nghiệp loại giỏi.
- Ngày 26-11-2019, ông trúng tuyển nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019 - 2023) của Trường đại học Luật Hà Nội.
- Ngày 26-12-2019, ông được công nhận nghiên cứu sinh của Trường đại học Luật Hà Nội, ngành luật hiến pháp - hành chính.
- Ngày 9-12-2021, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp trường tại Trường đại học Luật Hà Nội.
- Ngày 17-3-2022, ông được cấp bằng tiến sĩ luật ngành luật hiến pháp - hành chính của Trường đại học Luật Hà Nội.
Trưa 19/6, trả lời VTC News, đại diện Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Ban thường trực Hội đồng trị sự vừa có văn bản kết luận việc xử lý kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang - Trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang (TX Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Văn bản được ký vào sáng cùng ngày.
Văn bản ghi rõ, sau khi họp, xem xét và thẩm tra báo cáo về các nội dung thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang, Hội đồng trị sự đưa ra quyết định kỷ luật: Không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm.
Thiền Tôn Phật Quang và Thượng toạ Thích Chân Quang phải thu hồi tất cả các Phái Quy y Tam bảo có nội dung tự sửa 1 trong 5 giới không đúng với giới luật ngũ giới do Đức Phật chế trong giới luật Phật giáo. Gỡ bỏ tất cả các bài giảng có nội dung gây hoang mang xã hội.
Thượng tọa Thích Chân Quang và Ban quản lý Thiền tôn Phật Quang phải chấn chỉnh sinh hoạt của các đạo tràng, chúng thanh niên Phật Quang tại các tỉnh, thành phố.
Không đưa các bài giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang lên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian Thượng tọa Thích Chân Quang tại Thiền Tôn Phật Quang. Giao cho Ban Tăng sự Trung ương, Ban Pháp chế Trung ương, Ban Kiểm soát Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giám sát việc thi hành kỷ luật trong thời gian hai năm.
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các Tăng, Ni đang tu tập tại Thiền Tôn Phật Quang được ổn định theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước.
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng tranh cãi xung quanh các bài thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang - Trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang.
Cụ thể, trong một số bài thuyết giảng được ghi lại bằng video, vị Thượng tọa cho rằng: “Tuổi trẻ hay đi du lịch, về già bị liệt; Hay hát karaoke, sau này chết làm ma câm; nằm võng, mất phước…”. Bên cạnh có, nhiều chia sẻ của vị này cũng thường xuyên nhắc đến việc cúng dường, khích lệ Phật tử quyên góp tiền cho nhà chùa với cách truyền tải không được người nghe "vừa lòng".
Đi du dịch nhiều sẽ bị liệt, trồng cà phê gây nghiệp, hát karaoke chết thành ma câm là những phát ngôn vô căn cứ, đi ngược chủ trương phát triển kinh tế lành mạnh của đất nước.