Giải Mã Tình Yêu Bằng Khoa Học Ss2

Giải Mã Tình Yêu Bằng Khoa Học Ss2

Hãy cùng ELLE tìm hiểu xem khoa học nói gì về tình yêu nhé!

Hãy cùng ELLE tìm hiểu xem khoa học nói gì về tình yêu nhé!

Yêu đơn phương - nỗi buồn giấu kín

Yêu đơn phương là một trải nghiệm tình cảm đầy mâu thuẫn và phức tạp, khi một người dành tình cảm cho người khác nhưng không được đáp lại. Nỗi nhớ nhung, khao khát và hy vọng len lỏi trong từng khoảnh khắc. Dưới đây là một số đặc điểm thường gặp của người yêu đơn phương:

Luôn hướng về người ấy: Người đang yêu đơn phương thường dành phần lớn thời gian và suy nghĩ cho người họ thầm thương trộm nhớ. Họ âm thầm quan tâm, dõi theo từng cử chỉ, hành động và tìm kiếm cơ hội để tiếp xúc, trò chuyện.

Nuôi những mộng tưởng: Do không được đáp lại tình cảm, người yêu đơn phương thường vẽ ra những viễn cảnh đẹp đẽ về mối quan hệ với người ấy. Họ tự huyễn hoặc bản thân về khả năng được đáp lại. Từ đó chìm đắm trong những hy vọng mong manh.

Lo sợ và do dự: Nỗi sợ bị từ chối, tổn thương khiến người yêu đơn phương chần chừ trong việc bày tỏ tình cảm. Họ lo lắng đánh mất tình bạn, ảnh hưởng đến mối quan hệ hiện tại hoặc đơn giản là không đủ can đảm để đối mặt với sự thật.

Ghen tị và buồn bã: Khi người mình yêu dành tình cảm cho người khác, người yêu đơn phương sẽ cảm thấy ghen tị, buồn bã và hụt hẫng. Nỗi đau khổ âm ỉ len lỏi trong tim, khiến họ khó có thể tập trung vào bất cứ điều gì khác.

Hy sinh thầm lặng: Yêu đơn phương thường đi kèm với sự hy sinh thầm lặng. Người trong cuộc âm thầm quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ người mình yêu mà không mong cầu điều gì. Họ chỉ mong muốn được ở bên cạnh người ấy, dù chỉ là trong vai trò một người bạn.

Hy vọng được hồi đáp tình cảm: Dù biết rằng tình cảm của mình có thể không được đáp lại, họ vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó được hồi đáp tình cảm.

Yêu đơn phương là một trải nghiệm có thể mang đến nhiều bài học quý giá. Tuy nhiên, nếu tình cảm này kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, bạn nên cân nhắc để giải thoát bản thân khỏi những hy vọng mong manh. Hãy hướng đến những mối quan hệ có thể đáp lại tình cảm của bạn một cách chân thành.

Khi đối mặt với tình cảm đơn phương, bạn có thể cảm thấy bối rối, hụt hẫng và không biết nên làm gì. Tuy nhiên, vẫn có những cách để bạn vượt qua giai đoạn này và hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong tương lai.

Chấp nhận thực tế: Việc đầu tiên và quan trọng nhất là cần học cách chấp nhận tình cảm của bạn không được đáp lại. Đây là một điều khó khăn nhưng nó sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn. Hãy cho phép bản thân được trải qua những cảm xúc thất vọng nhưng đồng thời cũng phải mạnh mẽ để bước tiếp.

Chia sẻ với người khác: Việc chia sẻ tâm tư, tình cảm với những người bạn tin tưởng, chẳng hạn như bạn bè, thành viên gia đình hoặc chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn giải tỏa bớt những cảm xúc tiêu cực và nhận được lời khuyên hữu ích.

Tập trung vào bản thân: Thay vì dành toàn bộ thời gian và suy nghĩ cho người không yêu mình, hãy tập trung vào yêu bản thân và những điều mà bạn yêu thích. Hãy dành thời gian cho những đam mê của bạn, tham gia các hoạt động xã hội hoặc học hỏi những điều mới. Khi bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, bạn sẽ dễ dàng vượt qua nỗi buồn trong tình yêu hơn.

Giữ khoảng cách: Nếu có thể, hãy hạn chế tiếp xúc với người bạn yêu đơn phương. Việc này sẽ giúp bạn giảm bớt những suy nghĩ về người ấy và có thêm thời gian để nghĩ về bản thân và tương lai.

Mở lòng cho những mối quan hệ mới: Thay vì níu giữ một tình cảm không có kết quả, hãy mở lòng cho những mối quan hệ mới. Hãy cho bản thân cơ hội gặp gỡ và tìm hiểu những người khác. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy một người phù hợp và có được tình cảm vẹn tròn.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về yêu đơn phương là gì, một loại tình cảm đẹp đến đau lòng của con người. Yêu đơn phương là một trải nghiệm thú vị trong cuộc sống. Điều quan trọng là bạn cần học cách đối mặt với nó một cách tích cực và trưởng thành. Hãy nhớ rằng bạn xứng đáng được yêu thương và hạnh phúc. Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại voh.com.vn - Sống đẹp.

“Sự ham muốn phát triển để dành cho mục đích giao phối với đối tượng phù hợp; sự thu hút phát triển để cho mỗi người có thể chọn được bạn tình mình yêu thích, từ đó tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình giao phối; sự liên kết giữa nam và nữ tiến hóa để mỗi người hợp tác với một bạn tình sinh sản cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ làm cha làm mẹ của một giống loài”.

Các chất hóa học trong não bộ cho phép chúng ta có thể hình thành một mối quan hệ lâu dài với một đối tượng trong khi ngoại tình với một đối tượng khác. Tiến sĩ Fisher cho rằng: “Về mặt sinh lý, chúng ta có thể cùng lúc yêu nhiều hơn một người”.

Thế nhưng, điều này cũng dẫn tới vô số rắc rối. Tiến sĩ Fisher cho rằng ngày nay, sự phát triển của ba phạm trù tình yêu kể trên dẫn đến nhiều hình thức và vấn đề trong xã hội như hôn nhân, ngoại tình, ly dị, tái hôn, theo đuổi hay những hành động phạm tội khác, và kể cả trầm cảm khi bị từ chối tình cảm.

Tuy nhiên, để phát triển mối quan hệ tình cảm còn cần rất nhiều yếu tố, không phải chỉ hoàn toàn lệ thuộc vào yếu tố hóa sinh của não. Những yếu tố đó bao gồm tính cách, ngoại hình, mùi hương, kỹ năng giao tiếp, khí chất ở một người.

“Tiềm thức là nơi chứa đựng thông tin nhiều gấp 10 lần so với phần não lý trí. Vì vậy, khi bắt đầu yêu, tưởng chừng như đây là một trải nghiệm nhất thời, nhưng bộ não phải làm việc cật lực để tính toán và tạo ra cảm xúc đó”.

Tiến sĩ, nhà nhân chủng học Helen Fisher cho rằng tình yêu đơn giản là “sự di truyền căn bản đã được tiến hóa từ hàng triệu năm nhằm cho phép chúng ta tập trung vào một đối tượng duy nhất để bắt đầu quá trình giao phối”.

Tình yêu là quá trình phức tạp phát sinh trong tiềm thức. Đây không phải là điều mà chúng ta có thể kiểm soát được. Trải nghiệm yêu đương ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống, từ cách suy nghĩ, tâm trạng cho đến hành vi của mỗi người. Thậm chí nó còn khiến những công việc nhàm chán trở nên thú vị hơn. Tuy nhiên, về mặt khoa học, mục đích cuối cùng của tình yêu là tìm một bạn đời lý tưởng, đảm bảo quá trình sinh sản và chăm lo cho con cái.

Dù rằng những văn nhân, thi sĩ đã đưa ra nhiều định nghĩa thi vị về tình yêu, nhưng với khoa học, tình yêu xuất phát từ những thay đổi hóa sinh diễn ra trong não bộ. Theo những nghiên cứu của tiến sĩ Helen Fisher đến từ đai học Rutgers, tình yêu bao gồm 3 phạm trù được vận hành bởi hormone và các chất hóa học của não. 3 phạm trù cơ bản bao gồm: Sự ham muốn, sự thu hút, và sự gắn kết.

Ham muốn, hay khao khát tình dục, xuất phát từ mong muốn được thỏa mãn cộng với sự thúc đẩy bởi 2 loại nội tiết tố testosterone và estrogen có ở cả nam và nữ. Sự ham muốn chính là nguồn gốc của nhu cầu sinh sản, là dấu vết còn để lại từ quá trình tiến hóa. Nhờ vậy mà chúng ta có thể đảm bảo yếu tố di truyền về gene và duy trì nòi giống.

Người ta thường phân chia rạch ròi: Testosterone là nội tiết tố nam và estrogen là nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, dù là nam hay nữ thì cả hai loại này đều đóng vai trò quan trọng. Nhờ vào testosterone mà ham muốn của cả 2 giới được tăng lên. Trái lại, estrogen lại giúp cho nữ giới gợi tình hơn trong giai đoạn rụng trứng.

Sự thu hút là thành phần quan trọng của tình yêu. Khi ta bị thu hút bởi một ai đó, thì những cảm xúc hồ hởi sẽ dâng trào bên trong cơ thể và tâm trí sẽ bị xâm chiếm bởi hình bóng của người mà ta thích, từ đó thôi thúc một sự kết nối về mặt tình cảm với đối tượng.

Sự thu hút chủ yếu được kích hoạt bởi serotonin, dopamine và adrenaline. Những chất hóa học này thường xuất hiện khi ta trải nghiệm một điều gì mới mẻ, phấn khích hay mang tính mạo hiểm. Có lẽ đây là lý do vì sao trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, hay còn được biết đến là giai đoạn trăng mật, người ta thường cảm thấy say mê và diệu kì.

Dopamine được sản sinh ở vùng dưới đồi, còn được biết đến như một loại “hormone hạnh phúc”. Khi chúng ta cảm thấy hứng thú và hạnh phúc, loại hormone này sẽ được tiết ra. Vậy nên, khi bạn đang hẹn hò hoặc được gần gũi với người mình thích cũng là lúc hormone này xuất hiện. Cùng với các chất norepinephrine và adrenaline, thì dopamine khiến bạn bị thu hút bởi một người dựa trên những cảm xúc và trải nghiệm mà bạn cùng trải qua với người đó.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vùng tưởng thưởng (reward center) trong não hoạt động tốt nhất khi ta trông thấy một hình ảnh gợi cho chúng ta nhớ về người mà mình bị thu hút. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm hàm lượng serotonine, một chất hóa học làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và giảm cảm giác ăn uống.

Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng ở giai đoạn đầu khi bị ai đó thu hút, cảm giác choáng ngợp là dấu hiệu lượng serotonin giảm đi.

Sự gắn kết là yếu tố cuối trong ba phạm trù của khoa học tình yêu. Đây là yếu tố đảm bảo cho một mối quan hệ bền vững ở con người, thể hiện qua sự gắn kết về mặt cảm xúc, cảm giác an toàn và bình yên. Ở loài chim và động vật có vú, sự gắn kết thể hiện qua việc bảo vệ lãnh thổ, nguồn thức ăn chung, làm giảm căng thẳng trong cộng đồng và phân chia công việc chăm sóc con non.

Khác với sự ham muốn và sự thu hút chủ yếu xuất hiện trong mối quan hệ tình cảm, sự gắn kết còn bao gồm mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, tình bạn, quan hệ xã hội và các mối quan hệ thân thiết khác.

Sự gắn kết lâu dài được vận hành bởi hai loại hormone chính, đó là neuropeptides oxytocin và vasopressin. Những loại hormone này chi phối các mối liên kết, đặc biệt giữa mẹ và con. Có lẽ vì vậy mà oxytocin còn được gọi là “hormone âu yếm” (cuddle hormone).

Oxytocin cũng được sản sinh ra từ vùng dưới đồi, hàm lượng lớn của hormone này thường được tiết ra trong lúc ân ái, khi sinh con hay cho con bú. Tất cả những hành vi này đều dẫn tới một sự kết nối bền chặt.

Não bộ của chúng ta phân chia rõ ràng giữa sự ham muốn, sự thu hút và sự gắn kết, đó là lý do vì sao chúng ta không thể có cảm xúc lãng mạn với gia đình hoặc bạn bè.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, người ta có thể bị thu hút bởi một người hoàn toàn lạ mặt chỉ sau một cuộc trò chuyện sâu sắc kéo dài 30 phút. Thậm chí, một cặp đôi đã đi đến hôn nhân sau khi tham gia nghiên cứu này.

Hormone vasopressin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gắn kết lâu dài. Hormone này thường sản sinh sau khi quan hệ tình dục và là nhân tố ảnh hưởng đến một mối quan hệ bền vững.

Cách mà hai loại hormone trên vận hành có thể lý giải cho lý do vì sao sự liên kết càng ngày càng bền chặt ngay cả khi sự nồng nhiệt thuở ban đầu trong tình yêu không còn nhiều nữa.