Lưu Trữ Dữ Liệu

Lưu Trữ Dữ Liệu

#app luyện thi Topik#Chứng chỉ Topik#Luyện thi Topik

#app luyện thi Topik#Chứng chỉ Topik#Luyện thi Topik

Phòng tuyển sinh: 0982787860 – 0907702882 (Gọi điện/Zalo/SMS)

Vĩnh Phúc hiện có số lượng tài liệu lưu trữ lịch sử lớn, trong đó, nhiều tài liệu có giá trị, ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, việc số hóa tài liệu nhằm giảm thiểu sự xuống cấp của tài liệu gốc trong quá trình khai thác, sử dụng, đồng thời, tạo điều kiện phục vụ dịch vụ công một cách nhanh chóng, chính xác, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ việc tra cứu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức... là nhiệm vụ cấp thiết.

Cán bộ Trung tâm Lưu trữ lịch sử tra cứu tài liệu lưu trữ trong kho chuyên dụng. Ảnh: Dương Chung

Hiện Trung tâm Lưu trữ lịch sử (Sở Nội vụ) trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ của 47 cơ quan, tổ chức là nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử, với gần 3.300 m giá tài liệu, tương ứng hơn 140.800 hồ sơ, trong đó, hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn hơn 56.200 hồ sơ. Số tài liệu lưu trữ này được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức trên từ thời kỳ tỉnh Vĩnh Phú giai đoạn 1950-1968 và từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay.

Trung tâm Lưu trữ lịch sử đang quản lý tài liệu lưu trữ bằng hình thức truyền thống là các giá tài liệu, với các phông lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Hiện trung tâm quản lý và sử dụng kho lưu trữ chuyên dụng nằm trong khuôn viên trụ sở UBND tỉnh, được xây dựng từ năm 2008 với tổng diện tích hơn 2.630 m2. Đa phần tài liệu được hình thành dạng giấy, có độ chính xác và tin cậy cao, được bảo đảm bằng yếu tố thể thức, không cần thiết bị hỗ trợ vẫn đọc được.

Công tác tổ chức, sử dụng tài liệu lưu trữ tại trung tâm nhìn chung bảo đảm phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức cũng như yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Những năm gần đây, Trung tâm Lưu trữ lịch sử đã được đầu tư trang thiết bị và bước đầu sử dụng phần mềm quản lý tài liệu số hóa chuyên dùng. Tuy nhiên, tỷ lệ tài liệu được số hóa chưa cao. Hiện, có hơn 1.760 hồ sơ đã được số hóa, đạt 1,17% so với lượng hồ sơ đang lưu trữ.

Hiện nay, tài liệu lưu trữ ngày càng nhiều dẫn đến nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ngày càng lớn. Trong khi đó, công tác quản lý, lưu trữ tài liệu gặp nhiều khó khăn như tài liệu đã trải qua thời gian lưu trữ dài, bị ảnh hưởng bởi môi trường khí hậu, điều kiện bảo quản chưa đáp ứng yêu cầu nên một phần tài liệu đã bị xuống cấp, có dấu hiệu hư hỏng; trang thiết bị bảo quản tài liệu còn thiếu và chưa đồng bộ; việc thường xuyên khai thác tài liệu gốc như hiện nay sẽ dẫn đến những tài liệu cần bảo quản vĩnh viễn dễ bị nhàu nát, không đảm bảo lưu trữ được lâu dài…

Vì vậy, nhằm bảo vệ tài liệu lưu trữ gốc khỏi bị hủy hoại, có các bản sao dự phòng, kéo dài tuổi thọ tài liệu gốc, từng bước chuyển từ phương thức hoạt động của lưu trữ truyền thống sang lưu trữ điện tử, đồng thời, phục vụ việc sử dụng tài liệu đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân một cách hiệu quả nhất, tháng 10/2022, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023 - 2025; giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.

Cán bộ Trung tâm Lưu trữ lịch sử số hóa tài liệu lưu trữ trên phần mềm máy tính. Ảnh: Dương Chung

Thời gian tới, các đơn vị chức năng sẽ tập trung số hóa tài liệu lưu trữ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử; trong đó, tập trung vào các nhóm tài liệu cần ưu tiên số hóa như tài liệu đang có dấu hiệu xuống cấp, tài liệu có tần suất sử dụng cao…

Sở Nội vụ là đơn vị chủ trì, chú trọng triển khai các hoạt động như tiếp tục rà soát, hoàn thiện phần mềm “Số hóa hồ sơ lịch sử Vĩnh Phúc” đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về an toàn thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu và ký số đối với tài liệu lưu trữ điện tử; phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm số hóa thực hiện nâng cấp, đáp ứng yêu cầu số hóa, đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định, cung cấp đầy đủ dữ liệu; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý, lưu trữ và khai thác tài liệu…

Số hóa tài liệu lưu trữ sẽ tạo tiền đề cho việc hiện đại hóa công tác lưu trữ, đồng thời giảm được không gian lưu trữ, tăng cường khả năng bảo mật thông tin và giảm chi phí vận hành, quản lý hệ thống lưu trữ so với cách làm truyền thống. Thời gian tới, các cơ quan, đơn vị chức năng sẽ tập trung đẩy mạnh số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử, từ đó, tăng khả năng tiếp cận, sử dụng tài liệu được nhanh chóng, chính xác và tiện lợi; góp phần hiện đại hóa nền hành chính.

Triển lãm sẽ trưng bày hơn 100 tài liệu về lịch sử và quá trình biến đổi địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp với ba chủ đề lớn. Đây là những tài liệu đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia.

Đồng Tháp thời kỳ phong kiến gồm các văn bản ghi chép việc mở cõi tại Nam Bộ dưới thời các chúa Nguyễn, gắn với tên tuổi của những vị quan có nhiều công lao như Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Văn Thư, Trần Văn Năng…

Trong các cuộc khai hoang lập ấp này, địa giới tỉnh Đồng Tháp nằm trong tổng Kiến Đăng của dinh Trấn Định thuộc huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường và đạo Đông Khẩu của dinh Long Hồ thuộc huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang.

Đồng Tháp thời kỳ Pháp thuộc giới thiệu một số văn bản do thống đốc Nam Kỳ ban hành về việc thay đổi địa giới hành chính như chia tách, thành lập, xác định ranh giới các hạt thanh tra thuộc Đồng Tháp.

Thời kỳ này, Đồng Tháp phần lớn nằm trong địa giới tỉnh Sa Đéc và năm tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc và Cần Thơ.

Đồng Tháp thời kỳ 1945 – 1975 gồm các văn bản về việc phân chia ranh giới hoặc sáp nhập các tỉnh Nam Bộ, trong đó có tỉnh Đồng Tháp.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đồng Tháp thuộc các tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Sa.

Năm 1950 tỉnh Đồng Tháp Mười được thành lập trên cơ sở một số xã của các huyện Cai Lậy, Cái Bè tỉnh Mỹ Tho; Cao Lãnh tỉnh Sa Đéc và Mộc Hóa tỉnh Tân An.

Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, tỉnh Kiến Phong được lập năm 1956, trên cơ sở quận Cao Lãnh và các phần đất thuộc các tỉnh Mỹ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc cũ. Tỉnh Sa Đéc được lập năm 1965 trên cơ sở quận Châu Thành và quận Lai Vung cũ.

Ông Hà Văn Huề, giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, cho biết hiện nay những tài liệu lưu trữ có niên đại hình thành trước năm 1945 mà địa phương còn lưu giữ được rất ít, hầu như không có trong các lưu trữ tỉnh. Điều này gây không ít khó khăn đối với các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu tra cứu nguồn sử liệu gốc để thực hiện đề tài nghiên cứu về lịch sử địa phương trước 1945.

Vì vậy, những tài liệu trưng bày lần này là những minh chứng xác thực, cung cấp thông tin quan trọng để làm sáng tỏ hơn về những thay đổi địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp trước 1975.

Ông Đoàn Tấn Bửu, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ việc trưng bày hình ảnh, tư liệu (văn bản hành chính, sắc phong, văn bia, bản đồ…) phản ánh đầy đủ quá trình xác lập và biến đổi địa giới hành chính của tỉnh sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn về lịch sử Đồng Tháp qua các thời kỳ, góp phần vun đắp tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương cũng như quảng bá du lịch của tỉnh.

Triển lãm sẽ kéo dài hết ngày 31-5.

Trung tâm Lưu trữ Lịch sử thuộc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc hiện lưu trữ và bảo quản gần 140.900 hồ sơ. Đây là tài sản quí giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nhằm phát huy hiệu quả tối đa giá trị của tài liệu lưu trữ, Sở Nội vụ Vĩnh Phúc đã xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức công bố tài liệu lưu trữ lịch sử với chủ đề “Vĩnh Phúc - Dấu ấn lịch sử qua tài liệu lưu trữ” đến thanh niên, học sinh trên địa bàn tỉnh.

Công bố, triển lãm tài liệu lưu trữ lịch sử đến thanh niên, học sinh trên địa bàn tỉnh là hoạt động mang tính tiên phong của Vĩnh Phúc trong công tác thanh niên của ngành Nội vụ cả nước và đã được chuẩn bị công phu.

Để hoạt động công bố tài liệu lưu trữ lịch sử có sức lan tỏa sâu rộng đến thanh niên, học sinh, các đơn vị phối hợp tổ chức chương trình đã tích cực triển khai đến cán bộ, giáo viên, học sinh; tuyên truyền, huy động đông đảo lực lượng thanh niên tham gia.

Lễ công bố tài liệu lưu trữ với chủ đề “Vĩnh Phúc - Dấu ấn lịch sử qua tài liệu lưu trữ” được tổ chức vào ngày 19/8 tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc và sẽ có 100 tài liệu lưu trữ lịch sử được trưng bày, triển lãm. Mỗi tài liệu lịch sử lưu trữ là một minh chứng chân thực và sinh động về tiến trình hình thành, phát triển của vùng đất và con người Vĩnh Phúc.

Triển lãm còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với công tác giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lí tưởng, khát vọng cống hiến trong thanh niên, học sinh.

Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển – Tia Sáng

Giấy phép trang TTĐTTH số: 07/GP-TTĐT cấp ngày 15/01/2024

Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê

Trụ sở: Số 70 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội