Nền Kinh Tế Thế Giới 2024

Nền Kinh Tế Thế Giới 2024

GDP danh nghĩa: 21,3 nghìn tỷ USD

GDP danh nghĩa: 21,3 nghìn tỷ USD

nền kinh tế có mức lương cao nhất thế giới

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới (Ảnh minh họa: Getty).

Trong Triển vọng kinh tế thế giới được công bố đầu tuần này, IMF cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga vào năm 2024 lên tới 3,55% GDP toàn cầu tính theo ngang bằng sức mua (PPP). Tỷ lệ này của Nhật Bản chỉ là 3,38%.

Theo báo cáo, Nga đứng thứ 4 về PPP sau Trung Quốc (18,8%), Mỹ (15%) và Ấn Độ (7,9%).

Các số liệu mới nhất cho thấy hiện có 3 quốc gia BRICS - Trung Quốc, Ấn Độ và Nga - nằm trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới tính theo PPP.

"Trong những năm gần đây, Nga lần lượt vượt qua các đối thủ châu Âu như Anh, Pháp, Đức và bây giờ là Nhật Bản", Evgeny Balatsky, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô tại Đại học Tài chính, nói.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết tỷ trọng của các nước BRICS trong GDP toàn cầu tính theo PPP đã tăng trưởng đều đặn để đạt con số hiện tại là 36,7%.

Dữ liệu của IMF cho thấy tỷ trọng GDP toàn cầu của các nước G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Italy, Nhật Bản) tính theo PPP đã giảm từ 50,42% năm 1982 xuống còn 29% vào năm 2024.

IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 của Nga lên 3,6% trong năm nay, so với dự báo trước đó là 3,2%.

Tuy nhiên, IMF, hạ dự báo tăng trưởng của Nga năm 2025 từ mức 1,5% xuống 1,3%. Lý do IMF đưa ra là "tiêu dùng tư nhân và đầu tư chậm lại trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt và tăng trưởng tiền lương chậm hơn".

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

CNBC đã so sánh GDP danh nghĩa tính theo USD của các nước có trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF.

GDP danh nghĩa là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh tế, nhưng không loại trừ tác động của lạm phát. Do đó, thước đo này đôi khi phản ánh quá cao hoặc quá thấp giá trị kinh tế thực của một nước.

Giá trị GDP danh nghĩa xác định theo một đồng tiền phổ biến là cách để tính toán và so sánh quy mô kinh tế của các nước. Giá trị này cũng phản ánh sơ lược về tầm ảnh hưởng khác nhau của những diễn biến, chẳng hạn như diễn biến của đại dịch Covid-19, đến các nền kinh tế ra sao.

Dưới đây là những thay đổi chính về vị trí xếp hạng của 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch.

Ấn Độ đã tụt hạng so với Vương quốc Anh

Ấn Độ vốn là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới vào năm 2019, đã tụt xuống vị trí thứ 6 sau Vương quốc Anh vào năm 2020. Quốc gia Nam Á này được dự đoán sẽ không giành lại được vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu cho đến năm 2023.

Năm 2020, Ấn Độ đã bị ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa quốc gia nghiêm ngặt do nước này phải vật lộn để ngăn chặn Covid-19. Hiện nay, các nhà kinh tế học cho rằng viễn cảnh kinh tế Ấn Độ sẽ không có dấu hiệu tích cực do tình hình dịch bệnh chuyển biến nghiêm trọng bất ngờ. Tuần trước, Ấn Độ đã trở thành quốc gia bị nhiễm bệnh nặng thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau Mỹ.

Các nhà kinh tế ước tính rằng một tháng phong tỏa trên toàn quốc sẽ làm giảm 100-200 điểm cơ bản so với GDP hàng năm của Ấn Độ.

Brazil rớt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Brazil tụt hạng từ nền kinh tế lớn thứ 9 vào năm 2019 xuống nền kinh tế lớn thứ 12 trong năm 2020. Đây là quốc gia duy nhất rơi khỏi top 10. Theo dự báo của IMF, quốc gia Nam Mỹ sẽ nằm ngoài top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới ít nhất đến năm 2026.

Brazil có số lượng bệnh nhân tử vong do Covid cao thứ ba trên toàn cầu. Tuy nhiên, Tổng thống Jair Bolsonaro lại xem nhẹ mối đe dọa từ dịch bệnh mà nhiều lần từ chối áp đặt lệnh phong tỏa quốc gia để ngăn chặn Covid-19. Các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế Brazil sẽ chật vật để phục hồi trong những năm tới.

Hàn Quốc lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Khi Brazil rớt khỏi nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 10 và dự kiến sẽ đứng ở vị trí này ít nhất đến năm 2026.

Đầu năm 2020, Hàn Quốc là một trong những quốc gia bên ngoài Trung Quốc xuất hiện trường hợp nhiễm Covid-19 sớm nhất. Tuy nhiên, nước này đã thành công trong việc ngăn chặn vi rút vào năm ngoái. Việc đẩy mạnh xuất khẩu chất bán dẫn cũng giúp nền kinh tế Hàn Quốc chỉ sụt giảm 1% trong năm 2020.

Theo các nhà kinh tế từ công ty tư vấn Capital Economics, bất chấp tình hình bất ổn do dịch bệnh gây ra, các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của nước này vẫn phát triển mạnh mẽ, một phần nhờ vào sự gia tăng mua sắm trực tuyến trong thời dịch. IMF dự đoán kinh tế Hàn Quốc có thể tăng trưởng 3,6% trong năm nay.