Bạn đã biết cách hỏi bằng tiếng Anh khi muốn biết quê quán, nơi sinh và địa chỉ của người khác chưa? Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết phải hỏi như thế nào, vậy bạn có thể theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu hơn về cách hỏi và trả lời các thông tin này.
Bạn đã biết cách hỏi bằng tiếng Anh khi muốn biết quê quán, nơi sinh và địa chỉ của người khác chưa? Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết phải hỏi như thế nào, vậy bạn có thể theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu hơn về cách hỏi và trả lời các thông tin này.
1. Hỏi quê quán bằng tiếng Anh như thế nào?
- Where is your hometown? Quê hương của bạn ở đâu?+ It's + name of city (tên thành phố)...- What is your hometown? Quê quán của bạn là gì?+ My hometown is + name of city (tên thành phố)...
2. Cách hỏi sinh ra ở đâu bằng tiếng Anh
- Where were you born? Bạn sinh ra ở đâu?+ I was born + name of city/state (tên thành phố/ tên bang)...
3. Hỏi bằng tiếng Anh địa chỉ của bạn ở đâu
* Cách hỏi thông dụng, đơn giản nhất:
- What's (= What is) your address? Địa chỉ của bạn là gì?
+ My address is + địa chỉ. (Địa chỉ của tôi là...)
- Where do you live? Bạn sống ở đâu?
+ I live in + tên thành phố+ I live at + địa chỉ đầy đủ (bao gồm số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố...)+ I live on + tên đường/ tên đại lộ.
- What is your current address? Địa chỉ hiện tại của bạn là gì?+ It's + địa chỉ. Ví dụ: It's 136 Xuan Thuy Street.- What is your permanent address? Địa chỉ thường trú của bạn là gì?+ My permanent address is + địa chỉ.- Where is your domicile place? Nơi cư trú của bạn là ở đâu?+ It's + địa chỉ.=> Các câu hỏi bằng tiếng Anh về địa chỉ trên ít phổ biến hơn bởi cách hỏi tương đối dài, khó nhớ.
Cách viết địa chỉ tiếng Anh chuẩn nhất
- Quy tắc viết địa chỉ: Từ những đơn vị nhỏ nhất/ chi tiết nhất (số nhà, ngách, tên đường) đến tên quận (huyện), tỉnh (thành phố), tên nước...- Đặt những danh từ riêng chỉ tên đường, tên phường, tên quận,...lên trước các danh từ chung- Đặt số sau các danh từ chỉ đường, phường, quận,...
Ví dụ: Nguyen Chi Thanh street, district 5, Ho Chi Minh city : Đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Những câu hỏi thông dụng khi muốn bắt đầu làm quen với ai đó
Khi nói chuyện với người khác, để cuộc đối thoại đạt được mục đích giao tiếp và gây được ấn tượng, bạn cần nắm được một số kĩ năng giao tiếp cơ bản. Đặc biệt, khi muốn làm quen với những người nước ngoài, những câu hỏi dưới đây sẽ là những kiến thức bỏ túi hữu ích cho bạn, giúp bạn có thể nắm được một vài thông tin cơ bản về ai đó trong lần đầu trò chuyện.
1. Hỏi tên:- What is your name?2. Hỏi bạn từ đâu đến?- Where are you from?- Where do you come from?3. Hỏi địa chỉ- Where do you live?- What's your address?4. Hỏi nghề nghiệp-What do you do?5. Hỏi sở thích- What are your hobbies?
- Trong cuộc đối thoại, khi người khác trả lời các câu hỏi như vậy, bạn cũng có thể thêm những câu khen/ câu hỏi chi tiết hơn về những vấn đề trên để cuộc nói chuyện đỡ nhàm chán, tuy nhiên cần giữ được sự tôn trọng, lịch sự với họ.
Ví dụ: Khi hỏi về quê quán của người đối diện, bạn có thể hỏi thêm các câu hỏi nhỏ khác như:
+ What is + name of place like? (Nơi đó trông như thế nào?)+ How long have you lived there? (Bạn sống ở đó được bao lâu rồi?)
- Khi hỏi các câu hỏi bằng tiếng Anh đối với những người nước ngoài, bạn cần tránh tuyệt đối hỏi các câu hỏi có liên quan đến các thông tin cá nhân như tuổi tác, hôn nhân, gia đình, thu nhập,...; đặc biệt là đối với phụ nữ. Bởi trong văn hóa giao tiếp của nước ngoài, những câu hỏi đó thể hiện bạn là người không lịch sự...
- Để thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp và tăng hiệu quả cuộc trao đổi/ nói chuyện, bạn cũng có thể thêm các từ ngữ/ câu như: Excuse me!; Can you tell me...
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-hoi-que-quan-noi-sinh-dia-chi-bang-tieng-anh-35834n.aspx Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách hỏi bằng tiếng Anh về quê quán, nơi sinh cũng như địa chỉ của ai đó và giới thiệu cho bạn một số lưu ý về cách giao tiếp trong tiếng Anh cơ bản nhất mà bạn cần biết. Mong rằng bạn luôn yêu thích môn tiếng Anh và học tốt môn học này. Bên cạnh đó bạn cũng nên biết cách hỏi bạn đến từ đâu bằng tiếng Anh khi giao tiếp tiếng Anh, luyện tập thường xuyên sẽ giúp cho việc học tiếng Anh của bạn tiến bộ rất nhanh đấy.
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa công bố nhiều kết luận việc xác minh tài sản, thu nhập (TS,TN) trên địa bàn tỉnh, cho thấy nhiều sai sót của các đối tượng trong diện phải kê khai.
Theo quyết định của Chánh Thanh tra Quảng Nam, tổ xác minh TS,TN năm 2024 đã tiến hành làm việc với 12 đơn vị, địa phương; gồm: Sở Công thương, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng Quảng Nam, Đài Phát thanh Truyền hình, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Nam, UBND TP Tam Kỳ, UBND các huyện: Đại Lộc, Thăng Bình, Phước Sơn và 86 trường hợp là người được xác minh thuộc thẩm quyền của Thanh tra tỉnh đang công tác tại 12 cơ quan, đơn vị và các địa phương trong tỉnh.
Thanh tra Quảng Nam đã kết luận nhiều trường hợp kê khai TS,TN như sau:
Tại TP Tam Kỳ, kết quả xác minh trường hợp bà A.T, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Vành Khuyên, trên cơ sở bản tự khai TSTN năm 2023, nhận thấy kê khai chưa đúng với hướng dẫn.
Trong đó, kê khai thông tin về 3 thửa đất thiếu số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngày cấp, nơi cấp; cộng tổng thu nhập của bản thân và chồng đưa vào mục tổng các khoản thu nhập chung. Kê khai loại nhà ở riêng lẻ nhưng kê khai nhà cấp III, không ghi tăng thu nhập và giải trình nguồn gốc của thu nhập quy định tại điểm 9, mục C bản kê khai. Không kê khai số tiền gửi tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng của hai vợ chồng và không kê khai sở hữu 2 chiếc xe mô tô trị giá 50 triệu đồng trở lên.
Tương tự, bà P.T., Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Bình Minh không ghi tăng và giải trình nguồn gốc tăng thêm của khoản tiền gửi tiết kiệm 150 triệu đồng gửi tại ngân hàng; không kê khai 2 xe máy có tổng giá trị trên 50 triệu đồng.
Bà T.M., Trưởng đoàn Ca kịch, Sở VH,TT&DL Quảng Nam kê khai thiếu tài sản, gồm: 3 xe máy có tổng giá trị trên 50 triệu đồng, thửa đất diện tích 312m2 tại huyện Phú Ninh (mua năm 2017) do chồng đứng tên; thửa đất diện tích 100m2 tại phường Thanh Hà, TP Hội An (mua năm 2018) do bà T.M đứng tên.
Ngoài ra, bà T.M. còn không kê khai tiền gửi tiết kiệm 900 triệu đồng (phát sinh năm 2021) và không kê khai số tiền thanh toán cả cá nhân tại thời điểm kê khai năm 2023 là 63,2 triệu đồng tại ngân hàng.
Ông H.N.T., Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng Kỹ thuật, Sở Công thương Quảng Nam kê khai giá trị quyền sử dụng thực tế đối với một số thửa đất chưa đúng, kê khai sai loại nhà.
Ngoài ra, ông T. không kê khai số tiền gửi tiết kiệm tại 2 ngân hàng với tổng số tiền là 4,52 tỷ đồng. Trước khi tổ xác minh làm việc, ông T. đã kê khai bổ sung số tiền này và giải trình về nguồn gốc số tiền là của ba mẹ và chị gái nhờ gửi tiết kiệm giúp. Do hiểu không đúng quy định về kê khai TS,TN; nghĩ là tài sản không phải của vợ chồng nên ông không kê khai.
Cũng tại cơ quan này, ông M.V.C., Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng Kỹ thuật không kê khai số tiền gửi, tiền tiết kiệm của vợ đứng tên là 1,89 tỷ đồng…
Ông C. giải trình rằng, số tiền trên do vợ đứng tên có nguồn gốc từ tiền lương hưu, tiết kiệm của bố mẹ vợ gửi giữ hộ 1,84 tỷ đồng tại ngân hàng và 49,6 triệu đồng trong tài khoản lương của vợ (nhỏ hơn 50 triệu đồng); nên không thực hiện kê khai.
Ông P.V.B., Trưởng khoa Kiểm dịch y tế - Quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam kê khai thiếu tài sản gồm: 2 xe máy có giá trị trên 50 triệu đồng, không kê khai khoản tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng là 1,44 tỷ đồng do vợ đứng tên.
Tại Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, ông H.Đ.T., Phó Trưởng phòng Tổ chức Hành chính và Tài chính Kế toán, Kế toán trưởng, kê khai thiếu tài sản là lô đất trồng cây lâu năm tại xã Tam Mỹ, huyện Núi Thành với diện tích 131m2 đất; không kê khai 60 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm…
Từ những kết quả kiểm tra trên, để việc kê khai TS,TN đi vào nền nếp và thực chất hơn, Thanh tra Quảng Nam đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương cần nâng cao hiệu quả tuyên truyền công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Chỉ đạo bộ phận được giao nhiệm vụ tham mưu công tác kê khai TS,TN hằng năm căn cứ hướng dẫn của Thanh tra tỉnh và các quy định về kiểm soát TS,TN hướng dẫn người kê khai đúng quy định; tiếp nhận các bản kê khai TS,TN tại đơn vị nộp về cơ quan có thẩm quyền đúng thời hạn. Đồng thời, thực hiện báo cáo kết quả kiểm soát TS,TN đúng thời gian quy định.
Thực hiện công khai kết luận xác minh TS,TN theo quy định tại Điều 50 Luật PCTN năm 2018 và Điều 11 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát TS,TN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH VÀ TRÍCH LỤC GHI CHÚ KHAI SINH
Điều kiện để trẻ em mới sinh được đăng ký quốc tịch Việt Nam:
- Có cha và mẹ đều là công dân Việt Nam;
- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch;
- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam; người kia có quốc tịch nước ngoài và cả cha,
mẹ có văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi đăng ký khai sinh
- Mẹ đơn thân, là công dân Việt Nam;
- Tài liệu tiếng Nhật trong hồ sơ cần được dịch sang tiếng Việt và công chứng bản dịch.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tên người Việt Nam cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Tên (bao gồm họ, chữ đệm, tên) không đặt quá dài;
- Họ (là từ đầu tiên): phải theo họ của cha, hoặc mẹ (theo thỏa thuận của cha mẹ, có thể lấy họ nước ngoài trong trường hợp con lai); phải theo họ mẹ trong trường hợp mẹ đơn thân.
- Chữ đệm (ở giữa, có hoặc không có): bắt buộc phải bằng tiếng Việt
- Tên (là từ cuối cùng): bắt buộc phải bằng tiếng Việt.
1. Watanabe Linh (sai: Linh Watanabe)
2. Nguyễn Ai Cô (sai: Nguyễn Aiko)
- Đối với thủ tục đăng ký khai sinh/ trích lục khai sinh, người yêu cầu đăng ký khai sinh/trích lục khai sinh phải có mặt tại Cơ quan đại diện để ký vào Sổ hộ tịch và nhận kết quả (theo quy định tại khỏa 6, điều 4 Thông tư số 07/2023/TT-BNG, xem tại link sau: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Thong-tu-07-2023-TT-BNG-...)
- Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
(Theo khoản 3, điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch")
I. THỦ TỤC SỐ 1: ĐĂNG KÝ KHAI SINH
(Trường hợp chưa đăng ký khai sinh tại cơ quan hộ tịch của Nhật Bản)
1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);
hoặc truy cập đường link sau: https://forms.gle/duv2rupN1UZf56yC7
+ Khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn và in tờ khai từ email đã đăng ký
3/ Giấy chứng sinh gốc có dấu đỏ (出生証明書). Công dân nộp kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt bản Giấy chứng sinh (Công dân thành thạo tiếng Nhật có thể tự dịch, tham khảo bản dịch sau link và làm thủ tục công chứng, chứng thực chữ ký người dịch tại cơ quan đại diện)
4/ Copy Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục ghi chú Kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trong trường hợp Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài)
5/ Bản gốc Jyuminhyou của cha mẹ
6/ Copy thẻ cư trú của cha mẹ (mang theo thẻ gốc để đối chiếu); Copy Hộ chiếu trang 2 và trang 3 của cha, mẹ.
* Trường hợp có cha hoặc mẹ là công dân nước ngoài (Nhật Bản hoặc quốc tịch khác), cha mẹ làm Thỏa thuận đồng ý lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con (tải tại đây) và đến ký trước mặt cán bộ lãnh sự của Đại sứ quán.
Trường hợp cha hoặc mẹ (một trong hai người) không trực tiếp đến Đại sứ quán thì cha mẹ đến ký tại Phòng công chứng của Nhật Bản (Koso Yakuba) và một người đến làm trực tiếp. Lưu ý phải có chứng sinh gốc của cơ sở y tế nơi sinh.
II. THỦ TỤC SỐ 2: CẤP TRÍCH LỤC GHI CHÚ KHAI SINH
(Trường hợp đã đăng ký khai sinh tại cơ quan hộ tịch của Nhật Bản)
1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây)
hoặc truy cập đường link sau:https://forms.gle/c6gQjyDH3aPb33pHA
+ Khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn và in tờ khai từ email đã đăng ký
3/ Thụ lý khai sinh do Shiyakuso cấp (bản chính). Công dân nộp kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt bản Giấy thụ lý khai sinh (Công dân thành thạo tiếng Nhật có thể tự dịch, tham khảo bản dịch sau link và làm thủ tục công chứng, chứng thực chữ ký người dịch tại cơ quan đại diện)
4/ Copy Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục ghi chú Kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trong trường hợp Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài)
5/ Bản gốc Jyuminhyou của cha mẹ, copy thẻ cư trú (zairyu card) của cha mẹ
6/ Copy Hộ chiếu của cha, mẹ trang 2 và 3
* Trường hợp có cha hoặc mẹ là công dân nước ngoài (Nhật Bản hoặc quốc tịch khác), cha mẹ làm Thỏa thuận đồng ý lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con (tải tại đây).
Trường hợp cha hoặc mẹ (một trong hai người) không trực tiếp đến Đại sứ quán thì cha mẹ đến ký tại Phòng công chứng của Nhật Bản (Koso Yakuba) và một người đến làm trực tiếp. Lưu ý phải có chứng sinh gốc của cơ sở y tế nơi sinh.
III. THỦ TỤC SỐ 2-2 CẤP BẢN SAO GIẤY KHAI SINH/ BẢN SAO TRÍCH LỤC GHI CHÚ KHAI SINH
1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);
3/ Bản copy Khai sinh/Trích lục ghi chú khai sinh;