Vai Trò Của Công Ty Đa Quốc Gia

Vai Trò Của Công Ty Đa Quốc Gia

Theo các định nghĩa được phổ biến, từ “Butler” được hiểu là quản gia. Vì vậy, Butler trong nhà hàng khách sạn là vị trí quản gia. Đối với các trường hợp khách VIP, các dịch vụ yêu cầu thường kèm theo Butler quản gia. Người ta thường có xu hướng liên tưởng Butler đến một người đàn ông trung niên đĩnh đạc trong chiếc áo đuôi tôm, trên tay cầm một chiếc đĩa bạc.

Theo các định nghĩa được phổ biến, từ “Butler” được hiểu là quản gia. Vì vậy, Butler trong nhà hàng khách sạn là vị trí quản gia. Đối với các trường hợp khách VIP, các dịch vụ yêu cầu thường kèm theo Butler quản gia. Người ta thường có xu hướng liên tưởng Butler đến một người đàn ông trung niên đĩnh đạc trong chiếc áo đuôi tôm, trên tay cầm một chiếc đĩa bạc.

Save time and start recruiting a Quản gia now with Hufr

You can rely on our amazing team of recruiters and our customer services to help you hire a Quản gia in not time.

Truyền thông chính sách về đa văn hóa góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân...

Ngày 11/10, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế".

Hội thảo có sự tham dự của hơn 150 đại biểu là những chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước; đại biểu các ban, bộ, ngành; lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội; lãnh đạo các nhà trường, học viện, các cơ quan nghiên cứu.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận với các chủ đề như: Tăng cường hoạt động truyền thông về bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh giao lưu đa văn hóa; Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đã định hình các gia đình văn hoá như thế nào?; Truyền thông chính sách về đa văn hóa ở Việt Nam và những vấn đề mang tính định hướng; Chủ nghĩa thể chế trong nền kinh tế như một văn hóa; Truyền thông chính sách Hàn Quốc: Trải nghiệm, dấu ấn và gợi ý cho truyền thông chính sách Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Truyền thông về đa dạng văn hóa với tư cách là một giá trị quan trọng của sức mạnh mềm quốc gia Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế...

Qua các tham luận khẳng định, truyền thông chính sách có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là “kênh thông tin” hữu hiệu để các cơ quan chức năng kịp thời lắng nghe ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân, nhất là những đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách. Trên lĩnh vực văn hoá, truyền thông chính sách góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân; qua đó giới thiệu đất nước, văn hóa con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, đóng góp vào sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân.

Hội thảo “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế” đã bước đầu làm sáng tỏ, hệ thống hóa khái niệm, mục đích, đặc trưng và tầm quan trọng của truyền thông chính sách về đa văn hóa, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm, mô hình truyền thông chính sách về đa văn hóa tại Việt Nam, Hàn Quốc và các nước trên thế giới, từ đó đưa ra khuyến nghị, bài học kinh nghiệm và giải pháp tăng cường hiệu quả truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay./.

Những quan niệm đầu tiên về CSC xuất hiện cùmg với sự ra đời của nền dân chủ Hy Lạp và nhà nước. Nhà nước có vai trò quản trị (quản lý) và vai trò xã hội quan trọng. Để thực hiện các vai trò, chức năng này nhà nước ban hành CSC với tính chất là một công cụ hữu hiệu để nhà nước quản trị (quản lý) và tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội, phát triển. Với nghĩa rộng hơn: CSC là chính sách của nhà nước, là kết quả cụ thể hóa chủ trương, đường lối của đảnq cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết định chính trị có liên quan với nhau, với mục tiêu, giải pháp, công cụ cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ người dan. Do đó CSC có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản trị quốc gia.

1. Bản chất của chính sách công

CSC là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tồn tại; đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của đảng chính trị phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Nhà nước dựa trên nền tảng nhân dân, là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân ban hành CSC. Ngoài mục đích phục vụ cho lợi ích của giai cấp, của đảng cẩm quyền còn để mưu cầu lợi ích cho người dân và xã hội. CSC được hoạch định bởi đảng chính trị nhưng do chính phủ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện. Bản chất của CSC la công cụ để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện các hoạt động liên quan đến công dân và can thiệp vào hành vi xã hội trong quá trình phát triển thiệp vào mọi hành vi xã hội trong quá trình phát triển.

CSC là ý chí chính trị của đảng cầm quyền, được thể hiện cụ thể là các quyết sách, quyết định chính trị của nhà nước. Các quyết định này nhằm duy trì tình trạng xã hội hoặc giải quyết các vấn để xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân. Ý chí chính trị của đảng cầm quyển được cụ thể hóa thành chính sách, thông qua đó thiết lập mối quan hệ giữa đảng, nhà nước với người dân. Thông qua CSC đảng cầm quyền dẫn dắt các quan hệ trong xã hội theo định hướng của đảng. Các cá nhân trong xã hội là những đối tượng trực tiếp thụ hưởng và thực hiện chính sách. Vì vậy, chính sách chỉ có hiệu lực, hiệu quả thực sự khi được các cá nhân trong xã hội tiếp nhận và thực hiện. Để đạt được điều đó thì điều kiện tối thiểu là CSC phải minh bạch, ổn định, dễ hiểu và vai trò chủ thể thực hiện CSC phải là công chúng, mặc dù người khởi xướng chính sách là nhà nước.

Vai trò cơ bản của CSC thể hiện ở chỗ là công cụ hữu hiệu chủ yếu để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ người dân. Dưới góc độ quản lý, quản trị quốc gia, nhà nước sử dụng CSC như một công cụ quan trọng tác động vào các lĩnh vực đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước. Ngoài vai trò cơ bản này, CSC còn có vai trò cụ thể sau:

Thứ nhất, định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế - xã hội,

Do chính sách phản ánh thái độ, cách xử sự của nhà nước đối với một vấn đề công, nên nó thể hiện rõ những xu thế tác động của nhà nước lên các chủ thể trong xã hội, giúp họ vận động đạt được những giá trị tương lai mà nhà nước mong muốn. Giá trị đó chính là mục tiêu phát triển phù hợp với những nhu cầu cơ bản của đời sống xã hội. Nếu các chủ thể kinh tế, xã hội hoạt động theo định hướng tác động của chính sách thì không những dễ dàng đạt được mục tiêu phát triển mà còn nhận được những ưu đãi từ phía nhà nước hay xã hội. Điểu đó có nghĩa là, cùng với mục tiêu định hướng, cách thức tác động của CSC cũng có vai trò định hướng cho các chủ thể hành động.

Thứ hai, tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu chung.

Muốn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung, nhà nước phải ban hành nhiều chính sách, trong đó mỗi chính sách lại có những cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần như: miễn giảm thuế, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, ban hành những thủ tục hành chính đơn giản và các chế độ ưu đãi đặc biệt khác,.. Sự tác động của CSC không mang tính bắt buộc, mà chỉ khuyến khích các chủ thể hành động theo ý chí của nhà nước. Chẳng hạn, để tăng cường đầu tư vào nền kinh tế, Nhà nước ta ban hành chính sách khuyến khích các chủ thể trong nước và nước ngoài tích cực đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hay những vùng cần được ưu tiên phát triển.

Thứ ba, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh và các quy luật thị trường khác đã thúc đẩy mỗi chủ thể trong xã hội đầu tư vào sảnxuất kinh doanh, không ngừng đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất ượng sản phẩm, hạ giá thành hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho xã hội. Nhờ đó mà cả xã hội và từng người dân, tổ chức đều được hưởnq lợi như: hàng hóa và dịch vụ tăng về số lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại, thương hiệu, mẫu mã, chất lượng ngày càng tược nâng cao với giá tiêu dùng ngày càng rẻ. Nhưng, sự vận hành của thị trường cũng gây ra những tác động tiêu cực mà các nhà kinh tế gọi là mặt không thành công hay mặt trái của thị trường như: độc quyền trong sản xuất cung ứng không đầy đủ hàng hóa công cộng, sự bất công bằng, chênh lệch giàu nghèo và thất nghiệp gia tăng, bất ổn định kinh tế vĩ mô, cá lớn nuốt cá bé... gây ảnh hưởng không tốt lên toàn xã hội và mỗi người dân. Trong tình hình đó, nhà nước phải sử dụng hệ thống CSC để giải quyết những vấn đề bất cập về kinh tế, khắc phục những thất bại của thị trường thông qua trợ cấp, cung ứng dịch vụ công cho người dân do các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công hay hội, tổ chức phi chính phủ thực hiện.

Thứ tư, tạo lập các cân đối trong phát triển.

Để kinh tế - xã hội phát triển một cách ổn định bền vững, nhà nước phải dùng chính sách để tạo lập các cân đối vĩ mô cơ bản như cân đối giữa hàng - tiền, cung - cầu, xuất - nhập khẩu, tiết kiệm - tiêu dùng,.. Đồng thời, nhà nước còn dùng chính sách để điều tiết đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng miền của đất nước

Thứ năm, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội

Nhà nước luôn luôn quan tâm đến quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho phát triển. Mục tiêu phát triển bền vững bao gồm cả gia tăng về lượng và cải thiện về chất trong hiện tại và tương lai, vì thế tài nguyên tự nhien và xã hội của một quốc gia là cái hữu hạn luôn trở thành vấn đề quan tâm chính yếu của nhà nước. Để sử dụng có hiệu quả tài nguyên theo hướng bền vững, nhà nước thông qua các chính sách thực hiện kiểm soát qué trình khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong xã hội, ví dụ như chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường...

Thứ sáu, tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thông qua các chính sách, nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để hình thành môi trường thuận lợi cho các chủ thể xã hội hoạt động như: chính sách phát triển thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng...

Các chính sách là công cụ đặc thù và không thể thiếu được mà nhà nước sử dụng để quản lý kinh tế vĩ mô, chúng có chức năng chung là tạo ra những kích thích đủ lớn cần thiết để biến đường lối chiến lược của đảng cầm quyền thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội, đẩy nhanh và hữu hiệu sự tiến bộ của các hoạt động thuộc mục tiêu bộ phận mà chính sách hướng tới và thực hiện các mục tiêu chung của phát triển kinh tế quốc dân.

Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách kinh tế là bộ phận năng động nhất, có độ nhạy bén cao trước những biến động trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nưốc nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà xã hội đặt ra. Thực tiễn nước ta và nhiều nước trên thế giới cho thấy phần lớn những thành công trong công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế đều bắt nguồn từ việc lựa chọn và áp dụng những chính sách kinh tế thích hợp, có năng suất cao để khai thác tối ưu các lợi thế so sánh của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, thị trường, kết cấu hạ tầng.

Có một hệ thống chính sách kinh tế đồng bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định sẽ là bảo đảm vững chắc cho sự vận hành của cơ chế thị trường năng động, hiệu quả. Nhờ đó có thể khơi dậy các nguồn tiềm năng, phát huy tính tích cực, sáng tạo vã ý chí vươn lên làm cho dân giàu, nước mạnh của tầng lớp dân cư. Ngược lại, chỉ cần một chính sách kinh tế sai lầm, sẽ gây ra phản ứng tiêu cực dây chuyền đến các chính sách kinh tế khác, cũng như đến các bộ phận khác của cơ chế quảr lý kinh tế, làm giảm hiệu quả của các cơ chế quản lý kinh tế, triệt tiêu động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ bảy, thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành.

Việc thực hiện các giai đoạn trong chu trình chính sách không chỉ và không thể do một cơ quan nhà nước đảm nhiệm, mà cần có sự tham gia của nhiều cơ quan thuộc các cấp, các ngành khác nhau hay của nhiều tổ chức, cá mân. Vì vậy, thông qua quá trình chính sách sẽ thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân, góp phần tạo nên sự nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động thực thi CSC.

CSC có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý, khoa học và thực tiễn ở chỗ nó là chính sách của nhà nước, phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của nhà nước để phục vụ cho mục đích và lợi ích của nhà nước. Tính chínr trị của CSC biểu hiện rõ nét qua bản chất của nó là công cụ quản trị, quản lý của nhà nước, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tổn tại. Nếu chính trị của nhà nước thay đổi, tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chính sách. Điều này khẳng định CSC mang tính chính trị hay ý nghĩa chính trị đậm nét.

Tính pháp lý hay ý nghĩa pháp lý của CSC ở chỗ, chính sách của nhà nước được ban hành trên cơ sở pháp luật, nhưng pháp luật là của nhà nước nên CSC đương nhiên có ý nghĩa hay tính pháp lý. CSC dựa trên cơ sở của pháp luật cũng chính là dựa trên ý chí của nhà nước, chuyển tải ý chí của nhà nước thành chính sách, công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Ngược lại, CSC cũng có mối liên hệ và tác động trở lại với pháp luật, là nguồn khơi dậy sức sống của các quy phạm pháp luật. Các sáng kiến pháp luật đều xuất phát, bắtnguồn từ thực tiễn triển khai thực hiện CSC. Thực tiễn cho thấy CSC chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi được thể chế hóa thành những nội dung, quy định cụ thể, áp dụng cụ thể như áp dụng các quy định của pháp luật. Từ CSC có thể thể chế hóa thành các quy định của pháp luật và ngược lại, từ các quy định của pháp luật có thể cụ thể hóa thành các nguyên tắc, yêu cầu trong xây dựng CSC. Ví dụ, từ kết quả thực hiện chính sách tiền lương, để đảm bảo công bằng và thực hiện thống nhất, nghiêm túc chính sách này trong hệ thống hành chính nhà nước cần phải được quy định chặt chẽ trong Luật cán bộ, công chức là “trả lương cho cán bộ, công chức ngang bằng với nhiệm vụ, công vụ công chức thực hiện”. Cũng trên cơ sở quy định này của Luật cán bộ, công chức, cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức. Quy định này trong Luật cán bộ, công chức trở thành nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của chính sách tiền lương nhà nước đối với cán bộ, công chức. CSC và pháp luật đều là các công cụ quan trọng, hữu hiệu trong hoạt động quản lý của nhà nước, có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Hoạch định, xây dựng CSC phải tuân thủ nguyên tắc quản lý bắt buộc hay nguyên tắc pháp lý của chính sách. Tôn trọng nguyên tắc này là để bảo đảm việc thực hiện CSC đạt được mục tiêu đề ra, cũng chính là mục tiêu quản lý của nhà nước. Mặt khác CSC là chính sách của nhà nước, việc thực hiện chính sách là bắt buộc đối với đối tượng thuộc phạm vi điểu chỉnh cũng như đối với toàn thể nhân dân. Do đó, trong nội dung, nội hàm của CSC cần phải xác định các hình thức, mức độ chế tài hợp lý để bảo đảm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chính sách.

Tính chất xã hội hay ý nghĩa xã hội của CSC thể hiện ở chức năng xã hội của CSC. CSC là chính sách của nhà nước ban hành để thực hiện chức năng xã hội của nhà nước, ngoài phục vụ lợi ích của nhà nước còn để phục vụ xã hội, phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều kiện và định hướng cho xã hội phát triển. CSC phản ánh rõ vai trò là chức năng xã hội của nhà nước, phản ánh bản chất, tính ưu việt của nhà nước. Do đó, CSC luôn hàm chứa tính xã hội, ý nghĩa xã hội. CSC còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, nếu xã hội phản đối, chống lại chính sách của nhà nước, sẽ dẫn đến khủng hoảng, bất ổn định trong xã hội. Một khi xã hội bất ổn định thì hệ quả tất yếu, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Vì vậy, khi nhà nước ban hành CSC phải đặc biệt chú ý đến yếu tố xã hội, tính chất và ý nghĩa xã hội của CSC.

CSC có tính khoa học hay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Tính khoa học của CSC thể hiện ở tính khách quan, công bằng tiến bộ và sát với thực tiễn. Nếu CSC mang tính chủ quan duy ý chí của nhà nước sẽ trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của xã hội. Điều này cũng có nghĩa là việc ban lành CSC của nhà nước bất thành, sẽ ảnh hưởng đến uy tín và vai trò của nhà nước. Nếu CSC nhà nước ban hành đảm bảo các yếu tố khách quan, công bằng và tiến bộ, phù hợp với lòng dân và xã hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì sẽ được người dân và xã hội ủng hộ, chính sách đó sẽ được thực hiện trong cuộc sống một cách nhanh chóng, hiệu quả uy tín và vai trò của nhà nước được đề cao tính khoa học của chính sách còn thể hiện ở ý nghĩa thực tiễn và tính thiết thực của chính sách, yêu cầu khi nhà nước ban hành chính sách phải phù hợp với diều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, thực tại khách quan của chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Điều này cũng có nghĩa là khi ban hành CSC cần phải tính đến các điều kiện các nguồn lực để duy trì chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn hay tính sát thực, CSC không thể cao hơn hay thấp hơn trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến đâu thì đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, công cụ của CSC đến đó.

PGS.TS Văn Tất Thu - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ