Việt Nam Quốc Dân Đảng

Việt Nam Quốc Dân Đảng

Nguyễn Thái Học (1902 - 1930) là một nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930.

Nguyễn Thái Học (1902 - 1930) là một nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Thứ năm, 08/12/2022 15:15 (GMT+7)

(ĐCSVN) - Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 diễn ra từ ngày 8 - 10/12, thu hút hơn 170 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 30 nước tham gia trưng bày các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng hải quân, lục quân, phòng không - không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.

Sự tham gia của biên đội máy bay trực thăng dòng “Mi” mang theo những lá cờ đỏ sao vàng bay trên nền trời Hà Nội.

Trung đoàn 927, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân với màn biểu diễn của máy bay Su-30MK2 nhả đạn nhiễu đồng loạt đảm bảo phối hợp chuẩn xác từng giây, kết hợp các thao tác tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt nhất.

Luật sư Hoàng Duy Hùng. Ảnh chụp màn hình VTV.

Tôi rời Việt Nam năm 1975, khi đó tôi 13 tuổi. Lần thứ nhất tôi trở về là năm 1990, lần thứ hai là năm 1991, và lần thứ ba là năm 1992. Lần đó tôi đã bị bắt vì tội âm mưu nhằm lật đổ chính quyền. Và tôi đã bị giam 16 tháng rưỡi tại nhà giam Chí Hòa. Năm 2001, tôi xâm nhập Việt Nam một lần nữa với ý đồ là bạo động, đặt bom nổ tượng Cụ Hồ tại bến Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh), nhưng sau đó tôi từ bỏ ý định. Tôi từng kể về chuyến đi thứ tư này với báo chí (mời đọc bài “Hãy chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước”, Báo Nhân Dân, số ra ngày 29-11-2019). Lần thứ năm tôi trở về là năm 2013, với tư cách là Ủy viên Hội đồng TP Houston (Hiu-xtơn, Mỹ). Và cuối tháng 12-2019 là lần thứ sáu.

Lần nào về Việt Nam tôi cũng thấy khác. Lần thứ nhất, tôi thấy Việt Nam còn rất khó khăn, vì đất nước đang trải qua thời kỳ cấm vận và bị bao vây bởi nhiều thế lực. Nhưng tới năm 2001, thì dần có sự thay đổi, tiến bộ, ví như từ một phần lên tới ba phần. Tới năm 2013 thì ba phần đó đã lên tới sáu phần. Bây giờ thì đã lên tới tám phần. Về Việt Nam lần này tôi chỉ mất một đến hai ngày để quyết định. Vừa đáp xuống Nội Bài, tôi thấy một phi trường quốc tế khác hẳn năm 2013, sạch sẽ hơn, nguy nga hơn, lộng lẫy hơn, không thua kém gì phi trường ở Los Angeles (Lốt An-giơ-lét, Mỹ). Nếu năm 2013 từ Nội Bài về Hà Nội đường sá còn vắng, xa lộ chưa rộng rãi, vẫn còn ổ trâu, ổ gà, thì lần này tôi thấy không còn ổ trâu, ổ gà, đi lại rất thoải mái, lưu lượng xe ngược xuôi không thua kém gì Ku-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) hay Băng-cốc (Thái-lan). Sự phát triển hạ tầng là rất rõ. Nhưng tôi ngạc nhiên hơn là nhiều căn nhà mới mọc lên cho thấy sự phát triển chóng mặt chứ không còn như trước. Tôi vui mừng vô cùng khi thấy “mẹ Việt Nam” ngày càng lớn mạnh. Trải qua cảnh xa xứ từ trước tới giờ phải nói là tôi rất cô đơn, nhưng hôm nay được về, tôi cảm ơn “mẹ Việt Nam” cho tôi được trở về Hà Nội, Thủ đô của nước Việt Nam, ôm tôi vào lòng và vỗ về như một đứa con từ xa trở về. Cảm giác này thật sung sướng, khó tả.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với các kiều bào dự Chương trình Xuân quê hương 2019. Ảnh: TRÍ DŨNG (TTXVN)

Nhiều người quan tâm đến việc tôi về Việt Nam lần này đã hỏi tôi có bị gây khó dễ không? Tôi nghĩ bên phía an ninh nếu có thì đó là họ cũng làm công việc của mình. Cơ quan an ninh của quốc gia nào cũng vậy, phải luôn đề cao cảnh giác, đó là chuyện bình thường. Nhất là với tôi, một người có quá khứ cực đoan thì việc người ta có đề phòng mình cũng là chuyện rất bình thường. Nhưng thực tế tôi không thấy có sự phiền hà, trách móc. Tôi còn có các buổi gặp gỡ và trao đổi rất thân tình với nhiều anh em, bè bạn trong nước cho nên tôi rất vui sướng. Và tôi nghĩ, nếu có đối thoại nhiều hơn để có sự thông cảm với nhau nhiều hơn thì sẽ càng tốt đẹp cho chính sách mà Nghị quyết 36 do Đảng và Nhà nước đề ra đó là làm sao thu hút được nhân tâm của người nước ngoài cùng chung về một mối trong chính sách hòa hợp dân tộc.

Thực tế con người của Hoàng Duy Hùng thì đã thay đổi từ năm 2011. Với tư tưởng hướng về đất nước, tôi thấy cần phải có trách nhiệm ủng hộ, hợp tác, cùng xây dựng và hòa hợp với chính sách của chính quyền Việt Nam. Nhưng năm 2013 tôi về Việt Nam với tư cách Ủy viên Hội đồng thì tôi vẫn là đại diện cho TP Houston, cho nên tôi phải nghĩ cho thành phố mà tôi là đại diện, không thì người ta sẽ nói tôi làm việc không đúng. Nhưng lần này đi với tư cách cá nhân, về thăm đất nước thì mọi suy nghĩ của tôi là về quyền lợi tối thượng cho Tổ quốc Việt Nam. Điều đó làm cho tâm hồn, trí não tôi chỉ đổ dồn vào một mục tiêu là làm sao để Tổ quốc Việt Nam mau lớn mạnh, mau thành công để mang lại niềm vui cho tất cả con em chúng ta trong những ngày tháng tới.

Tôi nghĩ đa số người Việt đều có tâm tư giống như tôi, nhưng mỗi người từ một bối cảnh riêng của họ mà có sự bày tỏ khác biệt một chút. Tôi có may mắn là đã trải qua những sự va chạm cho nên dám nói ngay, nói thẳng, không sợ gì hết. Việc gì thấy đúng là tôi nói. Tôi biết có những người bạn của tôi rất muốn có được tiếng nói này nhưng họ không nói ra được, và họ cũng nói rằng Hoàng Duy Hùng nói thay cho họ rồi. Tôi cho rằng “đa số thầm lặng” ở Houston hay ở nước Mỹ, đều ủng hộ tiếng nói đó của tôi. Thí dụ khi tôi về đến Hà Nội, qua kênh Youtube riêng, luật sư Trịnh Quốc Thiên đã làm một điều tra độc lập, khảo sát khoảng 1.000 người thì thấy 62% là ủng hộ con đường mà tôi nói tới, là những ánh nhìn, những suy nghĩ thay đổi như vậy với mức độ là “fan (người hâm mộ) cứng” - tức là ủng hộ hoàn toàn. Còn hai mươi mấy phần trăm cũng ủng hộ nhưng có phần dè dặt. Còn lại chỉ có 9% là thờ ơ và 4% là chống đối. Tôi thấy 4% số người chống đối là xuất phát từ lịch sử năm 1975 để lại. Đó là phía những người thuộc “quân lực Việt Nam cộng hòa” hoặc nhân viên của chế độ đó, đã thất trận và mỗi lần nhắc đến quá khứ là nhiều người trong số họ không bước qua được mặc cảm. Hình dung về số người này, tôi nghĩ phần lớn họ đã hơn 70 tuổi, còn những người trẻ thì tôi nghĩ là không có.

Thành phố Hồ Chí Minh đang phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ của khu vực. (Ảnh: VOV)

Đáng buồn là đến nay thông tin ở hải ngoại vẫn còn bị bưng bít, dù họ nói trong nước bưng bít nhưng chính họ lại bưng bít họ. Tôi nói thí dụ ở hải ngoại cứ mường tượng bữa ăn của người dân Việt Nam là nghèo đói, thậm chí không có cơm mà ăn, họ tưởng tượng tranh giành nhau từng miếng bánh mì, và điều đó không đúng. Những nơi tôi tới, đa số mâm cơm ít nhất cũng có cơm, có thịt, có cá, có canh, đủ chất dinh dưỡng. Như vậy là lời nói ở hải ngoại không chính xác. Hay họ bảo Việt Nam là “nhà tù lớn”, nhưng tôi nào có thấy nhà tù lớn nào đâu. Người dân đi lại thoải mái, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm. Nhưng mỗi khi cần lấy sự ủng hộ của cộng đồng, họ cần phải tô vẽ ánh nhìn bi quan và tiêu cực về đất nước Việt Nam. Hôm nay, xã hội đã ở thời mạng thông tin 4G, 5G, mọi sự đều có thể nhanh chóng xác minh rõ ràng mà vẫn còn nói vậy thì buồn cười lắm. Hay gần đây, khi đội tuyển Việt Nam sang Phi-li-pin thi đấu, họ xuyên tạc là đội tuyển Việt Nam khổ lắm không có chỗ ở, không có chỗ ăn, tội nghiệp lắm. Rồi họ ghép những hình ảnh photoshop để minh họa. Tôi và anh Nam Sơn có làm chương trình về chuyện này, và chúng tôi rất bực mình vì tại sao thời đại này họ còn làm chuyện buồn cười như vậy, người ở trong nước cười cho thối mặt, xấu hổ vô cùng. Nhân đây, là người hải ngoại, tôi cũng xin lỗi vì những con người như vậy đã khiến hình ảnh của người Việt ở hải ngoại chúng tôi không đẹp. Nhưng không phải ai cũng như vậy đâu, vẫn còn những con người như tôi, như Nguyễn Quang Trường, Nam Sơn,… dám nói sự thật.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ đại biểu trí thức trẻ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp. (Ảnh: TTXVN)

Cũng xin thưa nhận thức của Hoàng Duy Hùng ngày hôm nay khác với Hoàng Duy Hùng năm 2018, khác với Hoàng Duy Hùng 2017. Mỗi một năm, tôi cập nhật tin tức và tôi càng thay đổi để ngày hôm nay ánh nhìn của tôi chững chạc hơn trước. Thí dụ các năm 2014, 2015, 2016 tôi vẫn cho rằng đa đảng thì tốt cho Việt Nam, nhưng từ năm 2017 thì tôi lại cho rằng chỉ một đảng lãnh đạo mới tốt cho Việt Nam. Và đến nay thì tôi thấy rằng thể chế ổn định chỉ bởi một đảng là đảng đang cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng này có đường lối đúng đắn, ổn định chính trị, được nhân dân tin tưởng thì mới phát triển được kinh tế đất nước. Bằng chứng là ít nhất trong vòng 5 năm qua, nhờ sự ổn định chính trị này, đất nước mới phát triển, đạt được những thành tựu đáng tự hào như vậy. Tôi thấy cách làm của ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bây giờ, và tôi rất hâm mộ ông. Vì cách làm của ông cho thấy sự quyết liệt, thậm chí có thể nói đây là cách làm của một “Minh vương”. Người ta cứ nói chống tham nhũng, chống tiêu cực nhưng ai đã thấy? Song từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã cho thấy thực tế đó. Nhiều vụ án lớn đã được đưa ra xét xử, điều đó khiến những người như tôi tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng nói là làm. Ông nhắn nhủ giới trẻ đại ý rằng đất nước của chúng ta đang đứng trước vận hội lớn, và giới trẻ cần tận dụng vận hội đó để đi lên, và ông cũng nhắn nhủ thế hệ trẻ chớ có “nhúng chàm”. Người Việt ở hải ngoại quan tâm đến các vụ án lớn trong nước, nhưng tâm thế của một số người vẫn là chờ xem có thật như vậy hay không. Còn tôi thì không chờ, vì tôi thấy đã được chứng minh rồi. Tôi nói thí dụ, thời “Việt Nam cộng hòa”, ông dược sĩ Nguyễn Cao Thăng được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu giao cho việc quan trọng về quản lý thuốc tây, ông trở thành tỷ phú của thời kỳ đó cũng nhờ những sự chạy chọt, hối lộ, tham nhũng động trời. Bây giờ các ông ở hải ngoại cứ chê Việt Nam tham nhũng, nhưng thử hỏi “thời kỳ dân chủ” mà các ông ca ngợi đó có ai động đến ông Nguyễn Cao Thăng hay không? Còn bây giờ, Nhà nước Việt Nam đã điều tra, truy tố, xét xử các đối tượng tham nhũng là cán bộ cấp cao, là những người có tiền bạc, địa vị qua những vụ án động trời. Vậy so sánh, ai là người nói và làm? Nói thì ai cũng nói được, nhưng hơn hết, phải chứng minh bằng hành động thì mới thuyết phục.

Việc những người lớn lên và sống trong chế độ “Việt Nam cộng hòa” có ý kiến chính trị trái chiều với những người trong nước là tự nhiên và bình thường. Nhưng qua quá trình sàng lọc và tìm hiểu thì chúng ta cũng nên tôn trọng sự thật. Người phía bên “Việt Nam cộng hòa” cần có sự tìm hiểu, mở lòng để thấy được lòng yêu nước của những người cộng sản, chứ không chỉ như lâu nay nhìn những gì thuộc về cộng sản là xấu, là ác. Khi tìm hiểu tôi thấy trong lịch sử, những người cộng sản rất yêu nước, rất hào hùng và tôi thật sự cảm động, tôn trọng. Tôi từng đấu tranh chống lại chế độ trong nước lúc đó cũng xuất phát từ lòng yêu nước, nhưng vì nhìn dưới lăng kính khác. Qua quá trình tìm hiểu, lòng yêu nước của tôi được điều chỉnh theo những sự kiện mới, những tin tức, nhận thức chính xác hơn. Chính vì lý do đó, tôi ủng hộ chủ trương hòa hợp dân tộc của Ðảng, Nhà nước Việt Nam. Mình đừng để gánh nặng của quá khứ trở thành gánh nặng của chính mình, và gánh nặng cho tương lai của thế hệ trẻ.

Khi tôi còn là Ủy viên Hội đồng TP Houston, năm 2011, thành phố có mời Thủ tướng Lý Hiển Long của Xin-ga-po qua thuyết trình, ông Lý Hiển Long có nói đại ý: “Dân tộc nào bị phân hóa không cần biết vì lý do gì, về quá khứ, về kinh tế, về chính trị,... thì dân tộc đó là món mồi ngon để dân tộc khác xâu xé”. Sau bốn mươi mấy năm trời rồi, nếu vì hận thù, vì hiểu sai mà để nó trở thành vết thương rỉ máu, không lành lại cho đất nước Việt Nam, cho “mẹ Việt Nam”, thì chính vết thương đó là sự phân hóa, là cơ hội cho quốc gia khác xâu xé đất nước chúng ta. Nếu người Việt Nam không biết yêu thương người Việt Nam thì ai thương dân tộc Việt Nam? Vậy nên nói “hòa hợp dân tộc” có thể dễ nhưng mỗi người Việt hải ngoại cần phải thật sự mở lòng, trải qua quá trình thực hành, phải dám dấn thân. Tôi tin rằng chủ trương hòa hợp dân tộc của Ðảng, Nhà nước Việt Nam là con đường đúng đắn nhất để giải quyết vấn đề tương lai của Việt Nam. Ðiều đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải thật sự có Tâm, có Tầm, có Dũng để cố gắng thực hiện chính sách này.

Cách đây hơn 10 năm ông Nguyễn Cao Kỳ (nguyên Phó Tổng thống chế độ “Việt Nam cộng hòa”) từng nói đại ý: Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ không có người đứng đầu, không có một lãnh tụ mà chỉ là những nhóm tàn quân và người nào “nói to” người đó sẽ đứng lên làm thủ lĩnh. Tôi thấy đây là lời nhận xét chính xác trong bối cảnh lúc đó và cả trong lúc này. Ðiều này được chứng minh bởi nhiều chính khách Mỹ đã nói với tôi: Nếu chúng tôi muốn nói chuyện thì họ không biết nói chuyện với ai hết, vì ông nào cũng xưng vương xưng tướng, nào là tự phong làm “tổng thống”, nào là “thủ tướng” nhưng không có thực lực. Mà “thùng rỗng kêu to”, rồi đưa ra những chính sách kỳ quái. Ðó là điều đau buồn cho “mẹ Việt Nam”. Những người đó tầm nhận thức không có, thiếu thông tin và thiếu nhiều yếu tố khác nữa nên cứ ngỡ mình là “cái rốn của vũ trụ”. Họ đưa ra những chính sách sai lầm mà cứ tưởng là đúng, ai không làm theo chính sách đó thì họ kết án là “Việt gian”, “Việt cộng nằm vùng”! Cần hiểu rằng thành công của chủ trương hòa hợp dân tộc của Ðảng, Nhà nước Việt Nam là tất yếu, lịch sử cuối cùng sẽ vẫn đi đến sự thống nhất, quan trọng là nhanh hay chậm mà thôi. Nếu chúng ta không cùng chung tay, không có sự chung sức đối với Ðảng, Nhà nước Việt Nam, các cá nhân, tổ chức ở trong nước để hỗ trợ những người có cùng ánh nhìn như các bạn thì con đường này sẽ bị kéo dài. Chúng ta cần “đốt cháy giai đoạn”. Thế hệ trẻ trong nước cũng như ngoài nước cần có sự giao lưu để không còn bị vướng mắc bởi một số điều của quá khứ lịch sử tồn đọng.

Ðây là một bất công cho những người trẻ vô tội. Chúng tôi đang cố gắng làm viên gạch lót đường, phải phá vỡ định kiến những hiểu lầm, không chính xác của những người như vậy để thế hệ trẻ hai bên đến với nhau một cách dễ dàng thoải mái. Như thế hệ con cháu của tôi mà nghe người ta nói: “Ô, con cháu của ngụy” chắc chắn cũng sẽ rất đau lòng. Tôi từng vào các trường đại học, gặp các em sinh viên đến từ Việt Nam, lập tức tôi bị các bác, các chú bên đó bảo là tôi đi với Việt cộng. Tôi nói nếu không tới gặp họ, nghe họ nói thì đâu có phải là người Việt Nam. Hãy đến với nhau là người Việt Nam trước đã. Và khi nói chuyện, tôi thấy tất cả đều chung một mục tiêu là vì “mẹ Việt Nam” nhưng chỉ khác biệt là quá khứ liên quan đến năm 1975. Và tôi cần phải nói lại một lần nữa, dân tộc nào mà bị phân hóa vì bất cứ lý do nào thì dân tộc đó là miếng mồi ngon cho dân tộc khác xâu xé, và cũng là cơ hội cho sự hận thù lớn mạnh. Tôi mong rằng các bậc cha chú ở hải ngoại hãy hiểu tâm tư của chúng tôi, vì như thế đau lắm. Chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước từ cái Tâm nhưng cũng cần có cái Tầm. Và tôi cũng kêu gọi các bác bên hải ngoại đừng mang nặng cái quá khứ, cái mặc cảm lịch sử năm 1975 mà hãy mở rộng lòng cho con cháu được thoải mái, trở về cùng với “mẹ Việt Nam”. Hy vọng vài năm nữa chúng ta sẽ bước qua “vết sẹo” năm 1975, để cùng cất bước trở thành một trong những quốc gia mạnh trên thế giới.

Trong Nghị quyết 36, Ðảng, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định chủ trương nhất quán và xuyên suốt. Tức là với cộng đồng người Việt ở hải ngoại là số cộng với trong nước chứ không có số trừ, do đó phải bằng mọi cách để giúp cộng đồng hải ngoại vươn mạnh lên. Nhưng cộng đồng ở hải ngoại lại coi đó là sự xâm nhập. Tôi cũng chủ trương “cộng” chứ không “trừ”. Không ai chủ trương “trừ” hết, trừ những ai không có thiện tâm với đất nước. Vậy làm sao để chủ trương này được thực hiện một cách có hiệu quả? Tôi thấy trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề ra nhiều chính sách rộng mở vòng tay, thậm chí có thể ví von, gần giống như là đã “xuống ngựa” để nâng đỡ người “ngã ngựa” (những người thuộc chế độ “Việt Nam cộng hòa” trước đây) lên. Và tôi cũng đang kêu gọi những người từng “ngã ngựa” hãy bình tĩnh nhìn nhận, chứ đừng bao giờ nghĩ rằng hành động giơ tay của những người trong nước để đứng dậy cùng nhau xây dựng đất nước là “tát” vào mặt mình. Khi nào chấp nhận điều đó, chúng ta sẽ đốt cháy được giai đoạn để có sự hòa hợp dân tộc. Chúng ta hãy cùng nhau chủ trương chữ “xây”, hay cũng giống như chữ “cộng”, đừng bao giờ chủ trương chữ “phá”, chữ “trừ”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các đảng viên trẻ tiêu biểu toàn quốc học tập và làm theo lời Bác (8/2019). (Ảnh: TTXVN)

Trước việc thời gian qua một số người hải ngoại xuống đường biểu tình chống Ðảng Cộng sản, chống Luật An ninh mạng, chống dự án Luật Ðặc khu và tự cho rằng đó là yêu nước thì tôi nhớ tới câu: “nhiệt tình cộng với ngu dốt là phá hoại”. Những người này cứ tưởng nhiệt tình của họ là yêu nước. Nhưng nhiệt tình đó giống như một bó lửa, nếu bó lửa đó sử dụng không đúng chỗ mà lại dùng để đốt nhà, đốt đường, đốt phố thì sẽ thành phá hoại. Vậy biểu tình để làm gì? Biểu tình từ ngày này sang tháng nọ, biểu tình không trúng, hiểu cũng không trúng thì để làm gì? Thí dụ Luật An ninh mạng, họ cứ nghĩ đó là cấm cản tự do ngôn luận của họ, vậy là họ hiểu lầm. Nước Mỹ cũng thông qua nhiều đạo luật liên quan an ninh mạng nhằm theo dõi, ngăn cấm việc phá hoại an ninh của quốc gia. Quyền tự do ngôn luận phải trong trật tự, thí dụ mình lái xe thì phải biết dừng khi đèn đỏ, chứ không phải tự do lái xe là mình cứ lái ẩu, tông vào xe người ta. Khi đó, mình đã xâm phạm quyền của người ta. Vậy nên tự do ngôn luận phải đặt dưới an ninh quốc gia và dưới trật tự xã hội. Ðó mới chính là đặt tự do ngôn luận có ngăn nắp, quy củ, và giúp quyền tự do đó phát huy tốt đẹp hơn.

Cách đây khoảng 10 năm, khi về Hà Nội, ông Nguyễn Cao Kỳ cũng nói rằng việc ủng hộ chủ trương hòa hợp dân tộc là xu thế tất yếu. Tuy nhiên lúc đó xu thế “chống cộng” còn khá quyết liệt nên ông bị phản ứng dữ dội. Vì lúc đó ông đã lớn tuổi nên phản ứng của ông có phần chậm. Khi ông mất, người ta cho rằng đó là sự thất bại của ông. Nhưng thời điểm của tôi thì có lẽ tôi trẻ hơn, tôi dám nói mạnh hơn, phản ứng quyết liệt hơn. Ai phản ứng với tôi thì tôi phản ứng dữ dội hơn để bảo vệ quan điểm của mình. Vậy nên hai chục năm qua tôi bị người ta tấn công. Tôi công khai việc này, nhất là từ khi tôi là Ủy viên Hội đồng TP Houston, có người còn dọa đặt bom ở nhà tôi, song tôi không ngại. Rồi phản ứng, phản đối ngày càng xẹp xuống. Bằng chứng nếu trước đây ai xuất hiện trên Báo Nhân Dân, VTV… thì chỉ cần thấy mặt trên đó là người ta (người Việt ở hải ngoại) đánh phá và chửi bới không còn cái gì. Nhưng trong chuyến về Hà Nội lần này, không những tôi có bài đăng trên Báo Nhân Dân mà tôi còn đến thăm Tòa soạn báo, và phát biểu những suy nghĩ từ lương tâm của tôi, thì xem thử phản ứng của người Việt bên đó, báo chí bên đó thấy họ im hết. Im không có nghĩa là họ không xem, hay im không có nghĩa là họ đồng ý, nhưng cho thấy sự chống đối của họ không còn như trước nữa, họ cân nhắc xem những gì Hoàng Duy Hùng nói có thật hay không. Các video clip ghi lại hoạt động của tôi trong chuyến về Việt Nam lần này được đăng trên các kênh như VHVN TV, Phố Bolsa TV,… có tới hơn 90% comment (bình luận) ở dưới là ủng hộ. Ðiều đó cho thấy lúc này “đa số thầm lặng” không sợ bị phản đối nữa, họ nói thật lòng họ, và sự thật lòng cho thấy họ muốn hòa hợp dân tộc, nhờ đó sẽ giúp hàn gắn vết thương lòng năm 1975 và đây cũng là chính sách mở ra vận hội mới cho con em của chúng ta.

Kể từ ngày thành lập, 22/12/1944, tới nay đã trải qua 77 năm, Quân đội ta đã mang nhiều tên gọi khác nhau: Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Việt Nam Giải phóng quân, Vệ quốc đoàn, Quân đội Quốc gia Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dù với tên gọi nào, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn là quân đội của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Tên gọi “Quân đội Nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân phục vụ”.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet Bối cảnh lịch sử thành lập quân đội Nhân dân ta diễn ra vào đầu năm 1942, khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Trên thế giới, các lực lượng phát xít thất bại ở nhiều nơi và bị đẩy vào thế bị tiêu diệt hoàn toàn. Ở nước ta, phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật ngày càng lan rộng. Điều kiện cho việc đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng đất nước ngày càng thuận lợi. Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng đã họp, ra quyết định củng cố và phát triển Mặt trận Việt Minh, đồng thời ra sức chuẩn bị khởi nghĩa. Hội nghị Trung ương Đảng chỉ thị: Phải tuyên truyền cho quần chúng Nhân dân tin tưởng vững chắc vào cách mạng; phổ biến cho Nhân dân chiến thuật du kích và kinh nghiệm khởi nghĩa; phải đấu tranh bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao để tập dượt cho quần chúng; phải tổ chức và củng cố các đội tự vệ và tiểu đội du kích, đồng thời “phải huấn luyện quân sự cho những tổ chức ấy” [1]. Những dấu mốc đáng chú ý sau đó diễn ra từ tháng 12/1944, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Là đội tuyên truyền..., đồng thời là khởi điểm của giải phóng quân, có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...”. Ngày 22/12/1944, tại một khu rừng giữa hai Tổng: Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp, theo sự uỷ nhiệm của Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ, có chi bộ Đảng lãnh đạo, đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tới năm 1945, trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp Nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chiều ngày 16-8-1945, thi hành Mệnh lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, dưới bóng cây đa Tân Trào ở làng Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, trước lá Cờ đỏ sao vàng năm cánh bay phấp phới và trước sự chứng kiến của Nhân dân Tân Trào cùng 60 đại biểu về dự Quốc dân Đại hội, đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 hạ lệnh cho Giải phóng quân tiến sang Thái Nguyên để từ đó tiến về Hà Nội. Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo đó, 22/12/1944 - ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thời bình, những hình ảnh của người quân nhân hiện lên không chỉ là ở tinh thần sẵn sàng ứng phó, đương đầu với những thách thức, khó khăn mà còn ở tinh thần tiên phong. Với tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới và ở Việt Nam từ 2019 đến nay, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dưới sự lãnh đạo toàn diện, sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, hai năm qua, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, làm tròn chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa tích cực, chủ động tham gia phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tham gia triển khai thử nghiệm vaccine Nanocovax, đã hoàn thành thử nghiệm, đang hoàn thiện thủ tục cấp phép sản xuất. Tích cực hợp tác nghiên cứu với Cuba, Liên bang Nga trong sản xuất vaccine, thuốc phòng và điều trị Covid-19; mở rộng trao đổi kinh nghiệm với một số nước. Có thể nhận định, dù trong bất cứ thời điểm lịch sử nào, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn là đội tiên phong sẵn sàng đương đầu, bảo vệ an bình cho Tổ quốc, Nhân dân Việt Nam. Ghi nhớ công lao của các cán bộ, chiến sĩ ở tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam trong suốt các chặng đường lịch sử, đó chính là truyền thống của dân tộc ta. Trần Đức Cường, Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam-Một yêu cầu tất yếu trong cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, Viện Sử học, 2004 Đỗ Hồng Thanh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Bối cảnh lịch sử thành lập quân đội Nhân dân ta diễn ra vào đầu năm 1942, khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Trên thế giới, các lực lượng phát xít thất bại ở nhiều nơi và bị đẩy vào thế bị tiêu diệt hoàn toàn. Ở nước ta, phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật ngày càng lan rộng. Điều kiện cho việc đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng đất nước ngày càng thuận lợi. Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng đã họp, ra quyết định củng cố và phát triển Mặt trận Việt Minh, đồng thời ra sức chuẩn bị khởi nghĩa. Hội nghị Trung ương Đảng chỉ thị: Phải tuyên truyền cho quần chúng Nhân dân tin tưởng vững chắc vào cách mạng; phổ biến cho Nhân dân chiến thuật du kích và kinh nghiệm khởi nghĩa; phải đấu tranh bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao để tập dượt cho quần chúng; phải tổ chức và củng cố các đội tự vệ và tiểu đội du kích, đồng thời “phải huấn luyện quân sự cho những tổ chức ấy” [1]. Những dấu mốc đáng chú ý sau đó diễn ra từ tháng 12/1944, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Là đội tuyên truyền..., đồng thời là khởi điểm của giải phóng quân, có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...”. Ngày 22/12/1944, tại một khu rừng giữa hai Tổng: Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp, theo sự uỷ nhiệm của Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ, có chi bộ Đảng lãnh đạo, đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tới năm 1945, trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp Nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền.

Chiều ngày 16-8-1945, thi hành Mệnh lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, dưới bóng cây đa Tân Trào ở làng Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, trước lá Cờ đỏ sao vàng năm cánh bay phấp phới và trước sự chứng kiến của Nhân dân Tân Trào cùng 60 đại biểu về dự Quốc dân Đại hội, đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 hạ lệnh cho Giải phóng quân tiến sang Thái Nguyên để từ đó tiến về Hà Nội.

Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo đó, 22/12/1944 - ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thời bình, những hình ảnh của người quân nhân hiện lên không chỉ là ở tinh thần sẵn sàng ứng phó, đương đầu với những thách thức, khó khăn mà còn ở tinh thần tiên phong. Với tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới và ở Việt Nam từ 2019 đến nay, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dưới sự lãnh đạo toàn diện, sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, hai năm qua, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, làm tròn chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa tích cực, chủ động tham gia phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tham gia triển khai thử nghiệm vaccine Nanocovax, đã hoàn thành thử nghiệm, đang hoàn thiện thủ tục cấp phép sản xuất. Tích cực hợp tác nghiên cứu với Cuba, Liên bang Nga trong sản xuất vaccine, thuốc phòng và điều trị Covid-19; mở rộng trao đổi kinh nghiệm với một số nước.

Có thể nhận định, dù trong bất cứ thời điểm lịch sử nào, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn là đội tiên phong sẵn sàng đương đầu, bảo vệ an bình cho Tổ quốc, Nhân dân Việt Nam. Ghi nhớ công lao của các cán bộ, chiến sĩ ở tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam trong suốt các chặng đường lịch sử, đó chính là truyền thống của dân tộc ta.

Biến thể của Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (hay còn gọi là Cờ sao mai hoặc Cờ đỏ sao vàng) là quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một cách chính thức khi Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa I ngày 05 tháng 01 năm 1946 biểu quyết thông qua và được Hiến pháp năm 1946 ghi nhận từ ngày 09 tháng 11 năm 1946.[1] Vào ngày 02 tháng 7 năm 1976 Quốc hội thống nhất sau Hiệp Thương tổng tuyển cử năm 1976 giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam xác định đây là quốc kỳ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[2]

Hiện tại vẫn chưa rõ ai là tác giả tạo ra Quốc kỳ Việt Nam do quá trình sáng tạo diễn ra trong khoảng thời gian các lực lượng cách mạng ở Việt Nam hoạt động bí mật. Lá cờ lần đầu xuất hiện trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa ở Nam Bộ (năm 1940). Theo nhà cách mạng Đặng Thai Mai dẫn lời nhà văn, nhà báo Thép Mới thì lá cờ được Tổng bí thư Trần Phú mang mẫu từ Liên Xô về nhưng chính nhà cách mạng Đặng Thai Mai, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng không tin vào việc này. Theo hồi kỳ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể là người đã sáng tạo ra lá cờ này, tuy nhiên, chính Đại tướng cũng không rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tạo ra trong giai đoạn nào. Theo lời Đại tướng Giáp thì chính Hồ Chủ tịch đã giao lá cờ cho ông để treo khi tổ chức lớp học dành cho cán bộ nòng cốt của phong trào Cách mạng tại Việt Nam. Lớp học diễn ra vào năm 1941. Theo nhà cách mạng Đặng Văn Cáp thì lá cờ được Hồ Chí Minh chọn chính là lá cờ được Việt Minh sử dụng trong Nam Kỳ khởi nghĩa.[3]

Năm 1944, Văn Cao sáng tác Tiến quân ca, tuy trong ca khúc có những câu như "...Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,... Sao vàng phấp phới..." nhưng lúc đó ông cũng chưa thấy lá cờ.

Cờ đỏ sao vàng là lá cờ của Việt Minh sử dụng trong Nam Kỳ khởi nghĩa và khi giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Cờ này có thể coi là ngược lại với hiệu kỳ của Phong trào Thanh niên Tiền phong (cờ vàng sao đỏ) một tổ chức Cộng sản của thanh niên tại Nam Kỳ.

Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng[4]. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau này, từ năm 1976, theo tìm hiểu của nhà văn Sơn Tùng, lá cờ này đã được dùng lần đầu tiên trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940 và tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó thường được gọi là "ông Hai Bắc Kỳ". Tháng 8 năm 1981, tư liệu thành văn đầu tiên khẳng định Nguyễn Hữu Tiến là tác giả lá cờ được viết trong cuốn truyện "Nguyễn Hữu Tiến" của nhà văn Sơn Tùng do Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành.[5]

Theo đó, cuối năm 1940 phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng.

Nguyễn Hữu Tiến cũng đã sáng tác một bài thơ về lá cờ [6]:

Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:

Tuy nhiên, trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc. "[8].

Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả lá cờ này trong thời gian gần đây và cho là ông Lê Quang Sô mới là tác giả [8][9] và do Tỉnh ủy Đảng CSVN tại Mỹ Tho đề nghị đầu tiên, được Hội nghị Xứ ủy mở rộng tháng 7 năm 1940 ở Tân Hương (huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho) thông qua [10].

Theo điều 13, Hiến pháp năm 2013, Quốc kỳ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Nền màu đỏ, ở giữa có một ngôi sao vàng năm cánh.[11]

Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.[13]

PGS.TS. Phạm Xanh - Nhà nghiên cứu Lịch sử cho biết: “Màu đỏ của lá cờ là màu của cách mạng. Chúng ta giành lấy nền độc lập và giữ nền độc lập bằng máu của nhiều thế hệ dân tộc chúng ta. Ngôi sao vàng là màu của chủng tộc, chủng tộc da vàng, còn 5 cánh của ngôi sao là tựu trung cho sự đoàn kết của dân tộc của 5 lớp người: sĩ, nông, công, thương, binh. Và sự quy tụ đó là của khối đại đoàn kết dân tộc."[14]