Cột Mốc Biên Giới Campuchia – Lào – Việt Nam

Cột Mốc Biên Giới Campuchia – Lào – Việt Nam

Trong tâm thức người Việt Nam, biên giới là một nơi linh thiêng, ngoài ranh giới pháp lý về lãnh thổ, nơi đó lưu lại chứng tích, công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên, đặc biệt nơi đây - Vùng tam biên, cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi tiếng gà gáy 3 nước cùng nghe, nơi mà với 120 bậc tam cấp và 100 bước chân chúng ta có thể đi vòng qua 3 nước.

Trong tâm thức người Việt Nam, biên giới là một nơi linh thiêng, ngoài ranh giới pháp lý về lãnh thổ, nơi đó lưu lại chứng tích, công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên, đặc biệt nơi đây - Vùng tam biên, cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi tiếng gà gáy 3 nước cùng nghe, nơi mà với 120 bậc tam cấp và 100 bước chân chúng ta có thể đi vòng qua 3 nước.

Biên giới Việt Nam-Campuchia trước khi Pháp xâm lược Đông Dương

Bản đồ Bonne 26 mảnh tỷ lệ 1/100000, là tập bản đồ được chính quyền Đông Dương của Pháp xuất bản trong khoảng những năm gần năm 1954 nhất (khoảng 1951-1955). Tập bản đồ này được quốc vương Norodom Sihanouk gửi lên Liên hiệp Quốc[27] để lưu trữ năm 1964[28]. Trong những năm 1963-1969, tập bản đồ được quốc tế công nhận rộng rãi. Các hiệp định phân định biên giới giữa 2 nước cũng từng lấy chúng làm cơ sở để xây dựng các hiệp định.

Một số đoạn biên giới sử dụng tập bản đồ Bonne không thể phân định rõ ràng, nên trong Hiệp ước Hoạch định biên giới năm 1985, hai nước Việt Nam và Campuchia thống nhất sử dụng thêm tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000[29] (tỷ lệ lớn hơn bản đồ Bonne) để hỗ trợ cho bản đồ Bonne trong hoạch định biên giới. Tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 do quân đội Hoa Kỳ xuất bản những năm 1969-1971, (chỉ 02 trong số 40 mảnh) do quân đội Việt Nam Cộng hòa xuất bản muộn nhất là vào tháng 4 năm 1975. Danh mục tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 được ghi trong hiệp ước:

Vì một đường biên giới hòa bình, ổn định

Việt Nam có đường biên giới chung với Lào là đường biên giới trên bộ dài nhất với tổng chiều dài lên đến 2.337,459km, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào.

Thực hiện Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào năm 1977, trong giai đoạn 1978 - 1987 hai nước đã cơ bản hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa với 214 cột mốc tại 199 vị trí. Kết quả này đã được ghi nhận tại Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào, Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định và Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào ký năm 1986 và Nghị định thư bổ sung ký năm 1987. Từ năm 1997 - 2003, hai bên đã hoàn thành việc lập bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000 bằng công nghệ số và giải quyết toàn bộ các khu vực tồn đọng sau phân giới, cắm mốc trước kia.

Tuy vậy, sau gần 20 năm, hệ thống mốc quốc giới của 199 vị trí mốc chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý biên giới, mật độ vị trí mốc quá thưa, chất lượng và độ bền vững của hệ thống mốc không cao, nhiều mốc đã xuống cấp nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này, năm 2005 lãnh đạo 2 nước đã quyết định triển khai Dự án “Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào” với 3 nội dung chính: Tăng dày mốc ở những khu vực cần thiết để làm rõ đường biên giới trên thực địa; tôn tạo và xây dựng các mốc hiện có, nhất là các mốc ở cửa khẩu để bảo đảm kiên cố, khang trang, hiện đại; hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đường biên giới Việt Nam - Lào.

Sau 3 năm chuẩn bị và 8 năm xây dựng, bằng ngân sách nhà nước và vốn Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho Lào, đến đầu năm ngoái hai nước đã hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo toàn bộ hệ thống mốc quốc giới Việt - Lào, nâng tổng số cột mốc và cọc dấu từ 214 lên 1.002 tại 905 vị trí, tăng gấp 4,5 lần so với trước đây, được ghi nhận chi tiết tại Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào ký ngày 16.3.2016. Nếu như trước kia, biên giới Việt - Lào cứ 10km mới có 1 cột mốc, thậm chí có nơi 40km mới có 1 cột mốc, thì hiện tại, trung bình cứ 2,6km đường biên giới có 1 cột mốc hoặc cọc dấu, mà hầu hết nằm ở khu vực rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.

Việc hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào không chỉ là thành quả của nỗ lực triển khai, phối hợp giữa Cơ quan biên giới Trung ương, các bộ, ngành, địa phương hữu quan hai nước, mà còn là sự tham gia, đóng góp của nhân dân hai nước. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, hai bên đã phối hợp huy động trên 1.000 người tham gia; thực hiện trên 8.000 lần tiếp cận vị trí mốc, làm hàng nghìn kilômét đường để phục vụ việc vận chuyển trên 5.000 tấn nguyên vật liệu; san ủi, giải phóng mặt bằng; đào đắp hàng chục nghìn m3 đất đá phục vụ thi công xây dựng mốc.

Việc hoàn thành thắng lợi công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào vừa là nguyện vọng vừa là lợi ích của nhân dân hai nước, có ý nghĩa thiết thực và to lớn về mọi mặt. Trước hết, giúp chất lượng đường biên giới Việt Nam - Lào được nâng lên cả về pháp lý và trên thực địa. Về mặt pháp lý, đường biên giới được mô tả, thể hiện chi tiết trong Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và bộ bản đồ đính kèm. Trên thực địa, đường biên giới được thể hiện rõ ràng bằng hệ thống mốc quốc giới chính quy, hiện đại, bảo đảm tính trường tồn và thống nhất trên toàn tuyến. Thành quả này mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.

Đặc biệt, việc ký kết Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào và Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào cùng với Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Lào năm 1977 và các văn kiện biên giới đã ký kết, trở thành bộ hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh nhất về đường biên giới hai nước, tạo cơ sở pháp lý và thực tiễn thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên giới trong tình hình mới.

Quan trọng nhất, việc hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ với vô vàn khó khăn như vậy trong khoảng thời gian khẩn trương, tích cực, một lần nữa là minh chứng thuyết phục cho tình hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào. Người Việt Nam có câu: “Yêu nhau rào giậu cho kín”. Quả vậy, để có được những cột mốc vững chãi nơi biên cương là nhờ vào đồng thuận, đoàn kết một lòng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt - Lào, như lời Đội trưởng Đội cắm mốc tỉnh Luangprabang Lào từng chia sẻ: “Cột mốc dựng lên không phải để tạo ra khoảng cách, mà để thắt chặt thêm tình hữu nghị, thủy chung son sắt vốn có của chúng ta”. Đó cũng là “cột mốc” mới trong quan hệ giữa hai nước, không chỉ đặt nền móng cho sự ổn định, bình yên hôm nay mà còn là tài sản cho muôn đời sau.