Bạn dự định kinh doanh nhưng chưa có đủ vốn? Bạn muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng không biết tìm nguồn vốn ở đâu? Bạn lo lắng về lãi suất và thủ tục khi vay vốn ngân hàng? Nếu bạn đang gặp những vấn đề trên, hãy cùng ACB đọc bài viết này để tìm hiểu về cách vay kinh doanh hiệu quả và an toàn.
Bạn dự định kinh doanh nhưng chưa có đủ vốn? Bạn muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng không biết tìm nguồn vốn ở đâu? Bạn lo lắng về lãi suất và thủ tục khi vay vốn ngân hàng? Nếu bạn đang gặp những vấn đề trên, hãy cùng ACB đọc bài viết này để tìm hiểu về cách vay kinh doanh hiệu quả và an toàn.
Quy trình đăng ký vay vốn kinh doanh bao gồm các bước sau:
Bước 1: Để biết về điều kiện và hồ sơ vay vốn, bạn có thể liên hệ với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Bạn có thể liên hệ qua điện thoại, email, website hoặc trực tiếp đến các chi nhánh/ phòng giao dịch của ACB gần nhất.
Bước 2: Thực hiện và gửi hồ sơ theo hướng dẫn của nhân viên tư vấn. Hồ sơ vay vốn kinh doanh của ACB bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu vay vốn (theo mẫu ACB)
- Giấy chứng nhận kinh doanh/ quyết định thành lập công ty
- Báo cáo tài chính/ thu nhập 6 tháng gần đây
- Nếu có tài sản thế chấp, cần có giấy tờ liên quan
- Các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của ACB
Bước 3: Chờ ACB thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả. ACB sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và đánh giá khả năng trả nợ của bạn dựa trên các tiêu chí như: mục đích vay, nguồn thu nhập, lịch sử tín dụng, tài sản thế chấp… Thời gian phê duyệt khoản vay có thể từ 3 đến 7 ngày làm việc. Bạn sẽ nhận được thông báo kết quả phê duyệt qua điện thoại hoặc email.
Bước 4: Hoàn tất các chứng từ/ thực hiện các bước cần thiết trước khi nhận tiền vay. Bạn cần hoàn tất các giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng cho vay và giải ngân sau khi khoản vay được duyệt. Các chứng từ này có thể bao gồm:
- Hợp đồng cho vay/ biên bản thỏa thuận cho vay
- Hợp đồng thế chấp/ biên bản ghi nhớ thế chấp (nếu có)
- Giấy uỷ quyền/ giấy xác nhận/ giấy cam kết (nếu có)
- Các giấy tờ khác nếu ACB yêu cầu thêm.
Bước 5: Nhận tiền vay. Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, bạn sẽ nhận được tiền vay theo phương thức đã lựa chọn. Tiền vay có thể được chuyển vào tài khoản thanh toán của bạn hoặc được rút tiền mặt tại quầy.
Quy trình đăng ký vay vốn kinh doanh tại ACB
Vay kinh doanh là một giải pháp tài chính hữu ích cho các cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để vay vốn kinh doanh thành công, bạn cần lựa chọn hình thức vay phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác, so sánh lãi suất và điều kiện của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác nhau, và tuân thủ nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng cho vay. Hy vọng bài viết này của ACB đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và hữu ích về cách vay vốn kinh doanh.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.
DN không muốn vay vì không hiệu quả
Trao đổi với PV bên lề họp báo Diễn đàn Kinh tế TP.HCM chiều 11/5, ông Nguyễn Ngọc Hoà, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (Huba) cho biết, tình hình kinh tế đang thay đổi quá nhanh.
Doanh nghiệp không xuất hàng được, cầu cả trong và ngoài nước đều bị thu hẹp. Tâm trạng chung của doanh nghiệp là cầm cự, giữ đơn hàng. Một số doanh nghiệp còn phải bán bớt tài sản để trả nợ khi đáo hạn, nếu không muốn xếp vào nhóm nợ xấu, bị mất uy tín trong vấn đề thanh toán.
Theo ông, cuối năm ngoái, đầu năm nay, doanh nghiệp còn liên tục kêu khó tiếp cận vốn vay, giờ thì ngược lại, tiếp cận vốn không khó nhưng doanh nghiệp không biết nên làm gì cho hiệu quả. Họ chưa có nhu cầu vay tiền. Ở chiều ngược lại, ngân hàng cũng rất cần bơm vốn ra nền kinh tế, nếu ôm tiền nhiều sẽ mắc kẹt. Ngân hàng buộc phải hạ lãi suất xuống nữa.
“Khoảng 50% doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đang gặp khó khăn. Họ thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Doanh nghiệp giảm lao động, giảm giờ làm”, ông Hòa thông tin thêm.
Tại “Hội nghị ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” diễn ra chiều 11/5, đại diện NHNN cho biết, cơ quan này đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, song tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm thấp.
Nguyên nhân chủ yếu do cầu tín dụng của nền kinh tế giảm; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn/hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý như nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhóm doanh nghiệp bất động sản.
Ngoài ra, sau thời gian dài nền kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn, hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả. Điều này khiến các ngân hàng rất khó đưa ra quyết định cho vay, do không thể hạ chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.
Giảm thêm thuế, các chu kỳ chính sách phải kéo dài
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, NHNN kiến nghị, chính sách tài khóa cần mở rộng để hỗ trợ cải thiện thanh khoản cho nền kinh tế theo hướng: đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ, cần điều tiết giảm lượng tồn ngân quỹ nhà nước, tăng lượng tiền đưa ra lưu thông trong nền kinh tế.
Về chính sách thương mại, cần có các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng các đơn hàng, từ đó tạo công ăn việc làm và gia tăng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đối với hệ thống ngân hàng.
Cùng với đó, xử lý các vấn đề tồn tại của thị trường BĐS, trái phiếu doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cả 2 phía cung - cầu tín dụng.
Còn Chủ tịch Huba cho hay, cần xem xét các sắc thuế có thể miễn, giảm giai đoạn này, đơn cử như giảm thuế trước bạ. Kinh tế khó khăn nhưng vẫn có những nhóm khách hàng có đủ điều kiện mua nhà, mua xe, cần kích cầu họ.
Chính sách giảm thuế VAT là rất tốt, tác động cụ thể, kích cầu nội địa. Ví dụ, một sản phẩm có giá 10 đồng, khi được giảm thuế thì giá bán ra chỉ còn 7-8 đồng, sản phẩm đó được tiêu thụ thì Nhà nước sẽ thu được thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, giảm thu thuế VAT còn hơn doanh nghiệp không bán được hàng, đóng cửa, Nhà nước mất nguồn thu thuế doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Hòa cho rằng, chu kỳ chính sách nên kéo dài hơn để tăng độ lan tỏa. Chính sách ban hành có độ trễ, cần thời gian để chính sách thẩm thấu vào giá thành sản phẩm, giá bán hàng hóa. Nếu được, chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% nên kéo dài qua Tết Nguyên đán 2024, thời điểm đó, cầu tiêu dùng nội địa tăng.
Ngoài ra, khi đầu tư tư nhân bị đang thu hẹp, đầu tư công cần đẩy mạnh hơn, như đầu tư hạ tầng đường sá, giáo dục, y tế... thì các ngành sắt, thép, xi măng… sẽ ăn theo, tạo việc làm cho người lao động.
Cùng với đó, 60% thị trường xuất khẩu của Việt Nam là sang Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ tìm kiếm thị trường mới như các quốc gia Nam Mỹ, Trung Đông...
Để cụ thể hóa thông tin về các thị trường, lĩnh vực tiềm năng cho doanh nghiệp định hướng, TP.HCM sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế thành phố lần thứ 4 năm 2023 (HEF 2023) với chủ đề “Tăng trưởng xanh -hành trình hướng tới giảm phát thải bằng không” từ ngày 13-17/9.
Sự kiện được kỳ vọng giúp TP.HCM tiếp nhận được ý kiến đóng góp thẳng thắn từ giới chuyên gia trong nước và quốc tế về phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ông Hòa chia sẻ.
Thống kê từ Viet Analytics (đơn vị thực hiện dự án khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành, quận/huyện tại TP.HCM) cho thấy, tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2022 là rất khó khăn. Số doanh nghiệp có doanh thu giảm, sản xuất ít đi chiếm hơn 50%; lợi nhuận các công ty cũng giảm 55%.
Tuy nhiên, về quy mô kinh doanh năm 2023, các doanh nghiệp vẫn có cái nhìn tích cực, gần 50% dự kiến tăng quy mô hoạt động, gần 30% doanh nghiệp vẫn duy trì quy mô như hiện tại.
Kinh doanh là một hoạt động không thể thiếu vốn, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ tiền để đầu tư. Trong trường hợp này, vay vốn ngân hàng là một giải pháp tài chính hữu hiệu giúp các nhà doanh nghiệp đưa ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Bài viết này sẽ giải thích vì sao nên vay vốn ngân hàng để kinh doanh và các hình thức vay vốn kinh doanh tại ngân hàng.