Học Business Analyst Tại Fpt Có Tốt Không Vì Sao

Học Business Analyst Tại Fpt Có Tốt Không Vì Sao

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, vai trò của Business Analyst (BA) ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm hiểu nghề BA là gì, hoặc là một nhà quản lý muốn hiểu rõ hơn về nhu cầu và giá trị của Business Analyst, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 7 lý do vì sao nên trở thành một Business Analyst. Đây không chỉ là một công việc thú vị, mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, vai trò của Business Analyst (BA) ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm hiểu nghề BA là gì, hoặc là một nhà quản lý muốn hiểu rõ hơn về nhu cầu và giá trị của Business Analyst, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 7 lý do vì sao nên trở thành một Business Analyst. Đây không chỉ là một công việc thú vị, mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.

Nhu cầu tăng cao trong thời đại chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã và đang thay đổi cách mà các doanh nghiệp vận hành, điều này tạo ra một nhu cầu tuyển dụng lớn đối với Business Analysis và các vị trí tương tự trong lĩnh vực. Cũng do tính chất đa dạng của công việc BA, số liệu thống kê chính xác về mức độ tăng trưởng của ngành vẫn còn hạn chế; dù vậy, Cục Thống Kê Lao Động Mỹ vẫn đưa ra được những con số khủng, minh chứng cho sự bùng nổ mạnh mẽ của lĩnh vực này.

Các vai trò BA truyền thống dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ tới, cụ thể: Nhà phân tích tài chính dự kiến ​​​​tăng trưởng khoảng 6%, vị trí phân tích ngân sách dự kiến ​​​​tăng trưởng ở mức 5%, và nhà phân tích hệ thống máy tính có mức tăng trưởng dự kiến khoảng 5%.

Trong khi đó, các vai trò BA gắn liền với công nghệ và xu hướng mới nổi đang chứng kiến mức tăng trưởng nhanh và đột phá hơn nhiều. Chẳng hạn, nhà phân tích nghiên cứu thị trường (dự kiến ​​​​sẽ tăng trưởng 22%), nhà phân tích nghiên cứu hoạt động (dự kiến ​​​​sẽ tăng trưởng 25%) và vai trò nhà phân tích bảo mật thông tin (dự kiến ​​​​sẽ tăng 33%).

Cơ hội phát triển rộng mở, lộ trình thăng tiến rõ ràng

Làm BA là làm gì? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Bởi như đã đề cập ở trên, lĩnh vực Business Analyst khá rộng, có rất nhiều vị trí công việc khác thuộc nhóm BA; và mỗi công việc lại có những vai trò, nhiệm vụ chuyên biệt.

Một số vị trí BA tập trung vào việc phân tích và khám phá dữ liệu, số khác lại có vai trò lớn trong quá trình xây dựng và tối ưu các quy trình, nhưng cũng có những nhân sự BA lại thiên về thiết kế các giải pháp công nghệ/ kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng thay đổi liên tục. Tùy vào kỹ năng, kiến thức chuyên môn, tính cách và mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể xác định loại công việc BA phù hợp.

Ngành Business Analyst cũng có lộ trình thăng tiến rất rõ ràng. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí Junior Business Analyst và tiến xa hơn lên các vai trò quản lý, chẳng hạn như Business Analysis Manager, hoặc thậm chí là Chief Technology Officer (CTO). Với mỗi bước tiến, bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, mở rộng mạng lưới quan hệ và có cơ hội tham gia vào các dự án quan trọng hơn.

→ Có thể bạn quan tâm: Làm business analyst là làm gì? 6 định hướng phát triển chính

Yếu tố thu hút nhất của nghề Business Analyst là gì? Chắc chắn là mức lương cạnh tranh. Với vai trò cốt lõi trong việc giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, BA thường nhận được mức lương cao cùng với nhiều cơ hội thăng tiến. Theo thống kê, mức lương trung bình của một Business Analyst thường nằm trong top những công việc có thu nhập cao trong ngành công nghệ và kinh doanh.

Thu nhập trung bình của BA lên đến hơn 104.000 USD/năm. Thậm chí, top 10% BA giỏi nhất có thể kiếm được tới gần 180.000 USD/năm. Nhu cầu thị trường lao động ngày càng tăng, số lượng ứng viên BA mới lại có năng lực khá hạn chế, theo đó, xu hướng tiếp tục tăng lương cho ngành nghề này trong tương lai chắc chắn sẽ diễn ra.

Tận dụng kinh nghiệm, kỹ năng trong quá khứ để mở ra cơ hội nghề nghiệp mới với ngành BA

Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ những ai có chuyên ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh hay Công nghệ Thông tin mới có thể theo đuổi ngành Phân tích Kinh doanh (BA). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngành BA chào đón những ứng viên từ mọi lĩnh vực; và dù không có kinh nghiệm BA trước đây bạn vẫn có thể thành công trong lĩnh vực này.

Kinh nghiệm quản lý dự án giúp bạn hiểu rõ cách lập kế hoạch và điều phối công việc. Kiến thức về tài chính cung cấp nền tảng vững chắc để dự báo và phân tích dữ liệu kinh doanh. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong các vai trò bán hàng rất quan trọng để làm việc hiệu quả với các bên liên quan. Thêm vào đó, kinh nghiệm về công nghệ thông tin hoặc kỹ thuật giúp bạn nắm bắt nhanh chóng các công cụ phân tích và hệ thống phần mềm.

Vì vậy, nếu bạn đang muốn chuyển nghề và lo lắng về xuất phát điểm của mình, hãy nhớ rằng sự đa dạng trong nền tảng kiến thức và kỹ năng chính là lợi thế lớn giúp bạn trở thành một Business Analyst thành công.

→ Có thể bạn quan tâm: Không học IT có làm Business Analyst được không?

Công việc thú vị, nhiều cơ hội phát triển kỹ năng

Là một Business Analyst, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán bởi công việc của bạn luôn thay đổi và đầy thử thách. Mỗi dự án là một cơ hội mới để bạn học hỏi và phát triển. Bạn sẽ làm việc với nhiều bộ phận khác nhau, từ marketing, bán hàng, tài chính đến IT, và tham gia vào nhiều loại dự án khác nhau, từ cải tiến quy trình kinh doanh đến triển khai các giải pháp công nghệ mới.

BA không chỉ yêu cầu kiến thức về kinh doanh mà còn đòi hỏi kỹ năng phân tích dữ liệu, giao tiếp, và quản lý dự án. Bạn sẽ phát triển một bộ kỹ năng đa dạng, từ việc lập kế hoạch chiến lược đến việc phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các dự án. Những kỹ năng này không chỉ hữu ích trong vai trò của BA, mà còn có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Góp phần định hình tương lai doanh nghiệp

Phần mềm, công nghệ, trí tuệ nhân tạo dần trở thành yếu tố dẫn dắt sự phát triển của doanh nghiệp. Business Analyst đóng vai trò cầu nối giữa các bộ phận kinh doanh và công nghệ trong doanh nghiệp. Họ hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp và có khả năng truyền đạt những yêu cầu này cho các nhóm kỹ thuật. Sự hiểu biết này giúp các dự án công nghệ được triển khai một cách hiệu quả và đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp.

Business Analyst không chỉ đóng vai trò trong việc giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn góp phần định hình tương lai của doanh nghiệp. Bạn sẽ tham gia vào việc xây dựng chiến lược dài hạn, đưa ra các quyết định quan trọng và góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự đóng góp của bạn sẽ được ghi nhận và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, từ đó con đường sự nghiệp cũng dễ dàng thăng tiến.

Gặt hái được niềm vui, niềm tự hào từ vị trí Business Analyst

Ngành phân tích kinh doanh không chỉ mang đến nhiều cơ hội phát triển và mức thu nhập hấp dẫn mà còn cho phép bạn sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm của mình để tạo ra những tác động tích cực, giải quyết các vấn đề kinh doanh phức tạp.

Mặc dù quá trình này có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng niềm vui đến từ việc phát hiện ra vấn đề, thiết kế và triển khai giải pháp, đánh giá hiệu quả và đạt được thành công trong dự án sẽ khiến mọi nỗ lực trở nên xứng đáng. Sự hài lòng tột bậc đến từ việc nhìn thấy thành quả của bản thân, và nhận ra rằng bạn đã giúp ích cho một bộ phận kinh doanh hoặc cả một công ty là khoảnh khắc mà bất cứ một BA nào cũng ao ước đạt được.

Tóm lại, vai trò của Business Analyst trong bối cảnh chuyển đổi số là không thể thay thế. Với những lý do trên, rõ ràng rằng việc trở thành một Business Analyst không chỉ mang lại cơ hội nghề nghiệp vững chắc mà còn mở ra nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.

Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học để bắt đầu hành trình trở thành Business Analyst, hãy chọn những chương trình đào tạo có uy tín và chất lượng, để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết và nắm bắt cơ hội trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.Chương trình thạc sĩ BADT – Business Analyst & Digital Transformation tại SOM AIT là một gợi ý tuyệt vời cho bạn. Đăng ký tư vấn tại đây để tìm hiểu thêm về những lợi ích đạt được sau khóa học. Tin chắc rằng bạn sẽ trở thành học viên thành công tiếp theo của SOM trong ngành Business Analyst.

Hình thức làm việc: Toàn thời gian

Yêu cầu bằng cấp (tối thiểu): Đại Học

Ngành nghề: Data Analytics,IT Phần Mềm,Kinh Doanh/Bán Hàng,Nghiên Cứu Thị Trường,SQL,Triển Khai Phần Mềm

Chúng tôi đã gửi việc tới hòm thư .